Người đứng đầu cơ quan báo chí có thể không phải là nhà báo nhưng có kinh nghiệm làm việc 5 năm ở vị trí nhà báo hay không?
Cơ quan nhà nước đã xây dựng phương án hoạt động được quyền thành lập cơ quan báo chí hay không?
Thứ nhất, xét cơ quan nhà nước có được thành lập cơ quan báo chí hay không. Theo quy định tại Điều 14 Luật Báo chí 2016, đối tượng được thành lập cơ quan báo chí gồm:
"Điều 14. Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí
1. Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.
2. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.
Điều 17 Luật Báo chí 2016, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018"
Theo đó, cơ quan nhà nước là một trong những đối tượng được phép thành lập cơ quan báo chí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, xét cơ quan nhà nước đã xây dựng phương án hoạt động thì có được quyền thành lập cơ quan báo chí hay không. Tại Điều 17 Luật Báo chí 2016 và khoản 4 Điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí như sau:
"Điều 17. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí
1. Xác định loại hình báo chí; tôn chỉ, Mục đích phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; đối tượng phục vụ; chương trình, thời gian, thời lượng, phương thức truyền dẫn, phát sóng (đối với báo nói, báo hình); tên miền, nơi đặt máy chủ và đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối (đối với báo điện tử).
2. Có phương án về tổ chức và nhân sự bảo đảm hoạt động của cơ quan báo chí; có người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Luật này để đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí.
3. Có tên và hình thức trình bày tên cơ quan báo chí; tên và hình thức trình bày tên ấn phẩm báo chí; tên và biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên và hình thức trình bày tên chuyên trang của báo điện tử.
4. Có trụ sở và các Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; phương án tài chính; có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; đối với báo điện tử phải có ít nhất một tên miền “.vn” đã đăng ký phù hợp với tên báo chí và sử dụng hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam; đối với báo nói, báo hình phải có phương án, kế hoạch thuê hoặc sử dụng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng.
5. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt."
Như vậy, việc xây dựng phương án về tổ chức và nhân sự bảo đảm hoạt động của cơ quan báo chí chỉ là một trong những điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động báo chí. Cơ quan nhà nước muốn được cấp giấy phép hoạt động báo chí để cơ quan báo chí được thành lập có thể hoạt động một cách hợp pháp thì cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện còn lại nói trên.
Người đứng đầu cơ quan báo chí có thể không phải là nhà báo nhưng có kinh nghiệm làm việc 5 năm ở vị trí nhà báo hay không?
Tiêu chuẩn để bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí được quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Báo chí 2016:
"Điều 23. Người đứng đầu cơ quan báo chí
[...]
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí gồm:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;
c) Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;
d) Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động."
Như vậy, một trong những tiêu chuẩn để trở thành người đứng đầu cơ quan báo chí là phải có thẻ nhà báo còn hiệu lực, tức phải là nhà báo theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, cơ quan bạn không thể bổ nhiệm người không phải là nhà báo làm người đứng đầu cơ quan báo chí, dù người này đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí này được 05 năm.
Người đứng đầu cơ quan báo chí có thể không phải là nhà báo nhưng có kinh nghiệm làm việc 5 năm ở vị trí nhà báo hay không?
Nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan báo chí là gì?
Căn cứ Điều 24 Luật Báo chí 2016, nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan báo chí được quy định như sau:
"Điều 24. Nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí
1. Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan báo chí.
3. Phê duyệt kết cấu nội dung ấn phẩm; kênh, chương trình phát thanh, truyền hình; báo, chuyên trang của báo điện tử.
4. Chỉ đạo thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích và các quy định ghi trong giấy phép.
5. Quản lý nhân sự, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà báo, phóng viên, nhân viên; quản lý tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan báo chí.
6. Không được đảm nhiệm chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí khác."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?