Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bị khuyết và tạm thời do người khác đảm nhận thì Nước cử phải thông báo cho ai ở Nước tiếp nhận?
- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao giữ trình tự ngôi thứ ở từng cấp căn cứ vào ngày nào?
- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bị khuyết và tạm thời do người khác đảm nhận thì Nước cử phải thông báo cho ai ở Nước tiếp nhận?
- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao không được hoan nghênh tại Nước tiếp nhận thì Nước cử cần làm gì?
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao giữ trình tự ngôi thứ ở từng cấp căn cứ vào ngày nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Người đứng đầu cơ quan đại diện giữ trình tự ngôi thứ ở từng cấp căn cứ vào ngày và giờ nhậm chức, theo Điều 13.
2. Những sửa đổi trong thư uỷ nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện, nếu không đề cập đến việc thay đổi về cấp, không ảnh hưởng gì đến ngôi thứ của họ.
3. Điều này không ảnh hưởng gì đến các tập tục tại Nước tiếp nhận đối với ngôi thứ của người đại diện Toà thánh Va-ti-căng.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao giữ trình tự ngôi thứ ở từng cấp căn cứ vào ngày và giờ nhậm chức, theo Điều 13 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao như sau:
1. Người đứng đầu cơ quan đại diện được coi là đã nhậm chức tại Nước tiếp nhận kể từ khi đã trình thư uỷ nhiệm hoặc kể từ khi đã thông báo là đã đến và đã trao một bản sao y thư uỷ nhiệm cho Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận, theo thực tiễn hiện hành ở Nước tiếp nhận và thực tiễn đó phải được áp dụng một cách nhất quán.
2. Thứ tự trình thư uỷ nhiệm hoặc trao bản sao y thư này được xác định căn cứ vào ngày và giờ đến của người đứng đầu cơ quan đại diện.
Bên cạnh đó, những sửa đổi trong thư uỷ nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, nếu không đề cập đến việc thay đổi về cấp, không ảnh hưởng gì đến ngôi thứ của họ.
Và điều này không ảnh hưởng gì đến các tập tục tại Nước tiếp nhận đối với ngôi thứ của người đại diện Toà thánh Va-ti-căng.
Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bị khuyết và tạm thời do người khác đảm nhận thì Nước cử phải thông báo cho ai ở Nước tiếp nhận?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Nếu chức vị người đứng đầu cơ quan đại diện bị khuyết hoặc nếu người đứng đầu cơ quan đại diện không thể thực hiện chức năng của mình thì một đại diện lâm thời sẽ tạm thời là người đứng đầu cơ quan đại diện. Họ tên của đại biện lâm thời đó, hoặc do người đứng đầu cơ quan đại diện, hoặc, nếu người đứng đầu cơ quan đại diện không làm được, do Bộ Ngoại giao Nước cử đi thông báo cho Bộ ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận.
2. Trong trường hợp không một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện có mặt tại Nước tiếp nhận, Nước cử đi có thể, với sự đồng ý của Nước tiếp nhận, chỉ định một nhân viên hành chính và kỹ thuật điều hành công việc hành chính hàng ngày của cơ quan đại diện.
Như vậy, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bị khuyết và tạm thời do đại diện lâm thời đảm nhận thì Bộ Ngoại giao Nước cử đi thông báo cho Bộ ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận.
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao không được hoan nghênh tại Nước tiếp nhận thì Nước cử cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Nước tiếp nhận có thể, vào bất cứ lúc và không phải nêu lý do về quyết định của mình, báo cho Nước cử đi rằng người đứng đầu cơ quan đại diện hay bất cứ một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện là "persona non grata" (người không được hoan nghênh) hoặc bất cứ một thành viên nào khác của cơ quan đại diện là người không được chấp nhận. Khi đó, Nước cử đi sẽ, tuỳ theo trường hợp, hoặc gọi người đó về , hoặc chấm dứt chức vụ của người đó trong cơ quan đại diện. Một người có thể bị tuyên bố "persona non grata" hoặc không được chấp nhận trước khi đến lãnh thổ Nước tiếp nhận.
2. Nếu Nước cử đi từ chối thi hành hoặc không thi hành trong một thời hạn hợp lý những nghĩa vụ của mình nêu ở Đoạn 1 Điều này, Nước tiếp nhận có thể từ chối thừa nhận người đó là thành viên của cơ quan đại diện.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao không được hoan nghênh tại Nước tiếp nhận thì Nước cử đi sẽ tuỳ theo trường hợp, hoặc gọi người đó về, hoặc chấm dứt chức vụ của người đó trong cơ quan đại diện ngoại giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?