Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật cần có trách nhiệm như thế nào?
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật cần có trách nhiệm như thế nào?
- Việc đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cơ quan tổ chức có nằm trong nguyên tắc kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật không?
- Việc kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật có được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật cần có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy định như sau:
Theo đó, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật được quy định như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng pháp luật.
- Chỉ đạo báo cáo kịp thời, đầy đủ, trung thực cho cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những nội dung quan trọng, những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phương án, quan điểm xử lý.
- Chỉ đạo tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác xây dựng pháp luật.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Xử lý các trường hợp xung đột lợi ích trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định. Kịp thời phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh, báo cáo và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
- Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật hoặc có lợi ích nhóm, cục bộ, tham nhũng, tiêu cực thì phải kịp thời chỉ đạo, xem xét, làm rõ, đình chỉ hoặc đề nghị đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành văn bản.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ; chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp phó của mình chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 16 của Quy định 178-QĐ/TW năm 2024.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật cần có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cơ quan tổ chức có nằm trong nguyên tắc kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy định như sau:
Nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
1. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, chặt chẽ, toàn diện của Đảng trong kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
2. Kết hợp đồng bộ, chặt chẽ các cơ chế, biện pháp kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật; chủ động phòng ngừa là chính; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; bảo vệ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
3. Đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
4. Bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật; không làm cản trở sự chủ động, sáng tạo, công khai, minh bạch, dân chủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi trong công tác xây dựng pháp luật.
5. Bảo đảm sự giám sát, phản biện, tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí, tổ chức xã hội khác và Nhân dân theo quy định.
Như vậy, việc đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cơ quan tổ chức của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ thuộc nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật nhằm mục đích.
Việc kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật có được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 4 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy địnhn hư sau:
Phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
1. Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật được thực hiện thông qua các hoạt động sau đây:
...
d) Hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật.
đ) Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội khác, cơ quan báo chí và Nhân dân.
e) Hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong công tác xây dựng pháp luật.
...
Theo đó, việc kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong công tác xây dựng pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?