Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp có thể lựa chọn giáo trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác không?

Cho chị hỏi, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp có thể lựa chọn giáo trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác không? Và phải tổ chức đánh giá giáo trình đào tạo mà cơ sở mình đang tổ chức đào tạo bao lâu một lần? Nội dung câu hỏi của chị Thanh Huyền tại Tiền Giang.

Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp có thể lựa chọn giáo trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về Lựa chọn, cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo như sau:

Lựa chọn, cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo
1. Lựa chọn giáo trình đào tạo
Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp có thể lựa chọn giáo trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác, nhưng phải tổ chức thẩm định giáo trình đào tạo theo quy định tại Điều 12 Thông tư này để phê duyệt và áp dụng.
...

Như vậy, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp có thể lựa chọn giáo trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác, nhưng phải tổ chức thẩm định giáo trình đào tạo theo quy định tại Điều 12 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH để phê duyệt và áp dụng, cụ thể như sau:

Quy trình thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo
a) Bước 1: Thành lập hội đồng thẩm định giáo trình
a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo.
b) Hội đồng thẩm định có 5 đến 7 thành viên, gồm: Chủ tịch hội đồng, Phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên. Thành phần Hội đồng gồm các giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của nghề và được thành lập theo từng lĩnh vực chuyên môn của nghề, trong đó phải có ít nhất một thành viên là người của đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo.
c) Tiêu chuẩn thành viên của Hội đồng thẩm định giáo trình là những người có trình độ cao đẳng trở lên; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực của nghề.
d) Hội đồng thẩm định có thể quyết định thành lập các tiểu ban và quy định nhiệm vụ, trách nhiệm các tiểu ban để giúp việc Hội đồng thực hiện thẩm định một số giáo trình mô đun được giao của nghề. Mỗi tiểu ban giúp việc có từ 3 đến 5 thành viên là giáo viên, giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy mô đun tương ứng của nghề.
đ) Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định giáo trình: Thẩm định giáo trình đào tạo do Tổ biên soạn dự thảo và báo cáo Hội đồng; Trình thủ trưởng cơ sở đào tạo sơ cấp về kết quả thẩm định để làm căn cứ xem xét, quyết định ban hành giáo trình đào tạo.
2. Bước 2: Tổ chức thẩm định giáo trình
a) Hội đồng thẩm định căn cứ vào chương trình đào tạo, căn cứ các quy định hiện hành về giáo trình để thẩm định từng giáo trình đào tạo. Cụ thể:
- Tổ chức họp dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng với sự có mặt của đầy đủ các thành viên Hội đồng theo nguyên tắc thảo luận công khai và từng thành viên trong hội đồng phải có ý kiến phân tích, đánh giá đối với giáo trình biên soạn; biểu quyết từng nội dung và đưa ra kết luận. Các ý kiến được thống nhất đưa vào kết luận khi có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng đồng ý.
- Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo biên bản họp thẩm định của Hội đồng (trong đó có ý kiến của từng thành viên, kết quả biểu quyết đối với từng kết luận và có chữ ký của các thành viên), để người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp xem xét, làm căn cứ quyết định phê duyệt giáo trình để đưa vào đào tạo.
b) Tổ biên soạn giáo trình đào tạo có trách nhiệm giải đáp các câu hỏi của thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định.
c) Hội đồng thẩm định phải kết luận rõ theo các nội dung sau: Hội đồng thông qua giáo trình đào tạo, không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc Hội đồng thông qua giáo trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc hội đồng không thông qua giáo trình đào tạo và nêu lý do không được thông qua.
3. Bước 3: Báo cáo kết quả thẩm định
Chủ tịch hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định giáo trình đào tạo, kèm theo biên bản họp hội đồng và hồ sơ thẩm định để người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp xem xét, quyết định ban hành.
4. Bước 4: Ban hành giáo trình
Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp căn cứ kết quả thẩm định giáo trình đào tạo của Hội đồng thẩm định tự chủ, tự chịu trách nhiệm phê duyệt và ban hành giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp để áp dụng cho cơ sở mình.

sơ cấp 4

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp (Hình từ Internet)

Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp phải tổ chức đánh giá giáo trình đào tạo mà cơ sở mình đang tổ chức đào tạo bao lâu một lần?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Lựa chọn, cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo
...
2. Cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo
a) Ít nhất 3 năm một lần, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phải tổ chức đánh giá giáo trình đào tạo mà cơ sở mình đang tổ chức đào tạo.
...

Như vậy, ít nhất 3 năm một lần, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo sơ cấp phải tổ chức đánh giá giáo trình đào tạo mà cơ sở mình đang tổ chức đào tạo.

Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo sơ cấp ban hành giáo trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở nào?

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Lựa chọn, cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo
...
2. Cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo
...
b) Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật giáo trình đào tạo và tổ chức thẩm định giáo trình đào tạo theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
c) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ban hành giáo trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định chương trình sau khi chương trình đào tạo được đánh giá theo quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này.

Như vậy, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo sơ cấp ban hành giáo trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định chương trình sau khi chương trình đào tạo được đánh giá theo quy định.

Đào tạo trình độ sơ cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Số lượng tín chỉ phải học đối với trình độ sơ cấp là bao nhiêu? Tỷ lệ giữa học tập lý thuyết và thực hành được quy định ra sao?
Pháp luật
Giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đáp ứng những yêu cầu nào? Giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp phải có những nội dung gì?
Pháp luật
Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đáp ứng được những yêu cầu gì? Nội dung nào phải có trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp?
Pháp luật
Lớp học đào tạo trình độ sơ cấp có tối đa bao nhiêu người? Mỗi lớp có bắt buộc phải có giáo viên chủ nhiệm hay không?
Pháp luật
Thời hạn thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo sơ cấp là khi nào? Căn cứ để xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ sơ cấp là gì?
Pháp luật
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng đào tạo trình độ sơ cấp ra sao?
Pháp luật
Các cơ sở đào tạo sơ cấp thực hiện ra đề và chấm điểm kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ như thế nào?
Pháp luật
Người học tại các cơ sở đào tạo sơ cấp được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Điều kiện để học sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp được dự kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ là gì?
Pháp luật
Cách thức tổ chức kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ tại các cơ sở đào tạo sơ cấp được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đào tạo trình độ sơ cấp
1,208 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo trình độ sơ cấp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đào tạo trình độ sơ cấp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào