Người đứng đầu trong cơ quan hành chính sự nghiệp có thẩm quyền ký quyết định phân công nhiệm vụ cho cấp phó của mình không?
- Người đứng đầu trong cơ quan hành chính sự nghiệp có thẩm quyền ký quyết định phân công nhiệm vụ cho cấp phó của mình không?
- Chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan hành chính sự nghiệp được xác định dựa trên căn cứ nào?
- Có những hình thức trách nhiệm nào đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan hành chính sự nghiệp?
Người đứng đầu trong cơ quan hành chính sự nghiệp có thẩm quyền ký quyết định phân công nhiệm vụ cho cấp phó của mình không?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 157/2007/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
...
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này cũng phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành bằng văn bản ủy quyền hoặc bằng quyết định phân công phụ trách lĩnh vực của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cơ quan chủ quản cấp trên.
...
Như vậy, người đứng đầu cơ quan hành chính sự nghiệp hoàn toàn có quyền làm văn bản ủy quyền hoặc ký quyết định phân công nhiệm vụ cho cấp phó trong đơn vị mình.
Cơ quan hành chính sự nghiệp (Hình từ Internet)
Chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan hành chính sự nghiệp được xác định dựa trên căn cứ nào?
Theo Điều 4 Nghị định 157/2007/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu như sau:
Căn cứ xác định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu
1. Căn cứ nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi của cán bộ, công chức và những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật khác liên quan.
2. Căn cứ vào mối quan hệ và nội dung phân công công tác giữa trách nhiệm của người đứng đầu với cấp phó của người đứng đầu trong chỉ đạo, quản lý, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.
3. Căn cứ nội dung chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Theo đó, chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan hành chính sự nghiệp được xác định dựa trên mối quan hệ và nội dung phân công công tác giữa trách nhiệm của người đứng đầu với cấp phó của người đứng đầu trong chỉ đạo, quản lý, điều hành cơ quan hành chính sự nghiệp.
Có những hình thức trách nhiệm nào đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan hành chính sự nghiệp?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 157/2007/NĐ-CP về các hình thức trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước như sau:
Các hình thức trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước
1. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước nếu vi phạm chế độ trách nhiệm quy định tại Nghị định này, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, phải chịu một hoặc nhiều hình thức trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm kỷ luật;
b) Trách nhiệm dân sự;
c) Trách nhiệm vật chất;
d) Trách nhiệm hình sự;
đ) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm kỷ luật: người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước vi phạm các quy định của pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm phải bị xử lý kỷ luật. Việc xử lý kỷ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
3. Trách nhiệm dân sự: người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, gây thiệt hại, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị đến mức phải chịu trách nhiệm dân sự thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật phải bị xử lý về trách nhiệm dân sự. Việc xử lý trách nhiệm dân sự đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước phải tuân theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự.
4. Trách nhiệm vật chất: người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật.
5. Trách nhiệm hình sự: người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ nếu phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1999. Việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước phải tuân theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
Như vậy, hình thức trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan hành chính sự nghiệp bao gồm trách nhiệm kỷ luật; trách nhiệm dân sự; trách nhiệm vật chất; trách nhiệm hình sự; và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?