Người được bảo hiểm có được rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động không?
- Người được bảo hiểm có được rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động không?
- Người được bảo hiểm có quyền chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm có được tính phí ban đầu đối với giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được chuyển giao không?
Người được bảo hiểm có được rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động không?
Trường hợp rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí được quy định tại Điều 119 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí
Người được bảo hiểm được quyền yêu cầu rút trước và doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả một phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí trong các trường hợp sau đây:
1. Người được bảo hiểm bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Người được bảo hiểm mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Người được bảo hiểm là công dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hợp pháp tại nước ngoài.
4. Người được bảo hiểm được rút trước tài khoản hưu trí để thanh toán các khoản vay (trừ các khoản vay tiêu dùng) của cá nhân tại ngân hàng với điều kiện hợp đồng vay phải có hiệu lực ít nhất 24 tháng trước khi được rút tài khoản hưu trí.
Như vậy, người được bảo hiểm có thể rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành.
Người được bảo hiểm có được rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động không? (Hình từ Internet)
Người được bảo hiểm có quyền chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp nào?
Trường hợp được quyền chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí được quy định tại khoản 1 Điều 120 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí
1. Khi người được bảo hiểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc mất việc và không còn là thành viên của hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm, người được bảo hiểm có quyền sau đây:
a) Chuyển giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí từ hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân với giá trị tương ứng tại cùng doanh nghiệp bảo hiểm; hoặc
b) Chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí của mình sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm của doanh nghiệp mới. Hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm mới có thể tại cùng doanh nghiệp bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm khác, tùy thuộc doanh nghiệp mới.
2. Đối với trường hợp chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí trong cùng doanh nghiệp bảo hiểm, căn cứ vào văn bản xác nhận đóng phí của bên mua bảo hiểm và văn bản đề nghị chuyển tài khoản của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chuyển tài khoản theo yêu cầu của người được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép thu phí chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí.
...
Như vậy, theo quy định, khi người được bảo hiểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc mất việc và không còn là thành viên của hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm thì người được bảo hiểm có quyền chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí, cụ thể:
(1) Chuyển giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí từ hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân với giá trị tương ứng tại cùng doanh nghiệp bảo hiểm; hoặc
(2) Chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí của mình sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm của doanh nghiệp mới.
Hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm mới có thể tại cùng doanh nghiệp bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm khác, tùy thuộc doanh nghiệp mới.
Doanh nghiệp bảo hiểm có được tính phí ban đầu đối với giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được chuyển giao không?
Việc tính phí ban đầu đối với giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được chuyển giao được quy định tại khoản 5 Điều 120 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí
...
2. Đối với trường hợp chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí trong cùng doanh nghiệp bảo hiểm, căn cứ vào văn bản xác nhận đóng phí của bên mua bảo hiểm và văn bản đề nghị chuyển tài khoản của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chuyển tài khoản theo yêu cầu của người được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép thu phí chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí.
3. Đối với trường hợp chuyển sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm tại doanh nghiệp bảo hiểm mới, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí, bằng chứng chứng minh người được bảo hiểm không tiếp tục tham gia hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm tại doanh nghiệp cũ và là thành viên của hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm mới, doanh nghiệp bảo hiểm phải chuyển toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tích luỹ đến thời điểm nhận được yêu cầu chuyển tài khoản sang doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao sau khi trừ đi phí chuyển tài khoản (nếu có).
4. Giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được chuyển giao sẽ tích luỹ theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm mới.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao không được phép tính phí ban đầu đối với giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được chuyển giao.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao không được phép tính phí ban đầu đối với giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được chuyển giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?