Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn được giáo dục về các nội dung gì? Việc giáo dục thực hiện theo các hình thức nào?
Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn được giáo dục về các nội dung gì?
Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn được giáo dục về các nội dung gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 120/2021/NĐ-CP thì người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn sẽ được giáo dục về các nội dung cơ bản sau đây:
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, về tác hại của việc sử dụng ma túy đối với sức khỏe, gia đình và cộng đồng cho đối tượng là người sử dụng trái phép chất ma túy;
- Giáo dục về kỹ năng sống, hỗ trợ học văn hóa, hướng nghiệp, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm cho người được giáo dục;
- Tổ chức cho người được giáo dục tham gia các hoạt động công ích tại cộng đồng với hình thức phù hợp;
- Giáo dục về truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước;
- Các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật nhằm thúc đẩy việc phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng.
Các hình thức thực hiện việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 120/2021/NĐ-CP thì việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn có thể được thực hiện bằng các hình thức cơ bản sau đây:
- Gặp gỡ trực tiếp gia đình, người được giáo dục;
- Giới thiệu tham gia các lớp học về kỹ năng sống, các lớp hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm;
- Cung cấp tài liệu giáo dục tại xã, phường, thị trấn và mời chuyên gia, người có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tham gia giáo dục cho người được giáo dục;
- Thông báo bằng văn bản về gia đình, người được giáo dục về các biện pháp giáo dục, quản lý;
- Yêu cầu người được giáo dục làm cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giáo dục, quản lý;
- Tổ chức cuộc họp góp ý tại địa bàn dân cư ở cơ sở trong trường hợp cần thiết.
Tuy nhiên đối với người được giáo dục là người chưa thành niên thì sẽ không tổ chức cuộc họp góp ý.
Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải làm cam kết như thế nào?
Khi bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì người được giáo dục phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý và phải nghiêm chỉnh thực hiện cam kết của mình. Cụ thể theo Điều 32 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có nêu như sau:
Cam kết của người được giáo dục
1. Người được giáo dục gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý và phải nghiêm chỉnh thực hiện cam kết của mình.
2. Nội dung cam kết gồm:
a) Chấp hành nghiêm pháp luật, nghiêm túc sửa chữa sai phạm;
b) Thực hiện tốt nghĩa vụ học tập, tu dưỡng, rèn luyện;
c) Tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề phù hợp;
d) Tham gia các hoạt động công ích với hình thức phù hợp;
đ) Tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
e) Có mặt khi được yêu cầu;
g) Thực hiện nghiêm quy định về việc vắng mặt tại nơi cư trú.
3. Trường hợp người được giáo dục không biết chữ hoặc không thể viết được cam kết thì có thể nhờ người khác viết hộ, người được giáo dục phải điểm chỉ vào từng trang của bản cam kết.
4. Cam kết của người chưa thành niên phải có ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Bên cạnh đó người được giáo dục sẽ có các quyền trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 120/2021/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Quyền của người được giáo dục:
a) Được lao động, học tập, sinh hoạt tại nơi cư trú, được hướng dẫn thực hiện thủ tục khai báo tạm vắng, đăng ký thường trú, tạm trú;
b) Được tạo điều kiện tìm việc làm; được xem xét hỗ trợ cho vay vốn từ các ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, nhân đạo ở địa phương trong trường hợp là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
c) Được tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
d) Được đề đạt nguyện vọng, kiến nghị của mình đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường và người được phân công giúp đỡ;
đ) Được vắng mặt tại nơi cư trú hoặc thay đổi nơi cư trú theo quy định;
e) Khiếu nại, khởi kiện quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và các hành vi hành chính khác trong quá trình chấp hành quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?