Người được giao nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra phải mở hồ sơ theo dõi trong thời hạn bao lâu?
Quá trình theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 33/2015/NĐ-CP, nguyên tắc của hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra được quy định như sau:
Nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
Hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; được tiến hành đối với từng vụ việc hoặc đồng thời nhiều vụ việc tùy theo mức độ phức tạp của vụ việc được theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.
Theo đó, hoạt động theo dõi cũng như đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra phải được đảm bảo thực hiện dựa trên nguyên tắc nêu trên.
Hoạt động theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 33/2015/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
Nội dung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
1. Nội dung theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra gồm:
a) Quá trình tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
b) Tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra;
c) Nắm bắt khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
2. Nội dung đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra gồm:
a) Các nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Nhắc nhở việc thực hiện nội dung được ghi trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra nhưng chưa được thực hiện;
c) Yêu cầu báo cáo giải trình nguyên nhân chưa hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
d) Áp dụng biện pháp để kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được thực hiện.
3. Nội dung kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra gồm:
a) Các nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
c) Kết quả thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, bao gồm nội dung đã hoàn thành, chưa hoàn thành và tiến độ thực hiện;
d) Nắm bắt khó khăn khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
đ) Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
e) Trách nhiệm của chủ thể có liên quan và nguyên nhân chưa hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Có thể thấy, hoạt động theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra gồm những nội dung cụ thể sau:
- Quá trình tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
- Tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra;
- Nắm bắt khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Người được giao nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra phải mở hồ sơ theo dõi trong thời hạn bao lâu?
Người được giao nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra phải mở hồ sơ theo dõi trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 33/2015/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục theo dõi
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công bố kết luận thanh tra, người được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm mở hồ sơ theo dõi. Hồ sơ theo dõi phải tập hợp các thông tin liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, gồm: Thông tin cơ bản về đối tượng theo dõi; nội dung trách nhiệm mà đối tượng theo dõi phải thực hiện; thống kê cụ thể và tổng hợp các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý; nội dung, thời hạn được ghi trong yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý.
...
Như vậy, người được giao nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra có trách nhiệm mở hồ sơ theo dõi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết luận thanh tra.
Hồ sơ theo dõi phải tập hợp các thông tin liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra cụ thể như quy định tại khoản 1 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?