Người dưới 18 tuổi có được thực hiện quyền tiếp cận thông tin không? Công dân được tiếp cận thông tin nào? Cơ quan nhà nước có quyền từ chối yêu cầu cung cấp thông tin không?

Xin chào Thư Viện Pháp Luật, em năm nay mới 16 tuổi thì em được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin về nhà đất cho em không? Em được quyền tiếp cận tất cả những thông tin hiện có không? Cơ quan nhà nước có quyền từ chối cung cấp thông tin cho em không?

Thông tin là gì? Tiếp cận thông tin là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin 2016 thì:

- Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.

- Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.

- Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.

- Cung cấp thông tin bao gồm việc cơ quan nhà nước công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.

Như vậy, thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra. Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.

Người dưới 18 tuổi có được thực hiện quyền tiếp cận thông tin không?

Theo Điều 4 Luật Tiếp cận thông tin 2016 thì những chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin được quy định như sau:

- Công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo quy định của Luật này.

- Người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật.

Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người giám hộ.

- Người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác.

Như vậy, người dưới 18 tuổi cũng được thực hiện quyền tiếp cận thông tin thông qua người đại diện trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định.

tiếp cận thông tin

tiếp cận thông tin

Công dân được phép tiếp cận thông tin nào? 

Theo Điều 5 Luật Tiếp cận thông tin 2016 thì thông tin công dân được tiếp cận được quy định như sau:

Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật này; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều 7 của Luật này.

Như vậy, không phải tất cả thông tin của cơ quan nhà nước công dân đều được quyền tiếp cận mà có những thông tin công dân không được tiếp cận và những thông tin tiếp cận có điều kiện.

Công dân không được tiếp cận thông tin nào và được tiếp cận thông tin nào có điều kiện?

Theo Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin 2016 thì thông tin công dân không được tiếp cận bao gồm:

- Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.

Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.

- Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

Theo Điều 7 Luật Tiếp cận thông tin 2016 thì những thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện bao gồm:

- Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.

- Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.

- Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Cơ quan nhà nước có quyền từ chối cung cấp thông tin không?

Theo Điều 28 Luật Tiếp cận thông tin 2016 thì cơ quan nhà nước từ chối yêu cầu cung cấp thông tin trong các trường hợp sau:

- Thông tin quy định tại Điều 6 của Luật này; thông tin không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 của Luật này;

- Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;

- Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp;

- Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng;

- Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan;

- Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.

- Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.


Tiếp cận thông tin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyền tiếp cận thông tin được hiểu là quyền gì? Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có được quyền tiếp cận thông tin không?
Pháp luật
Quyền tiếp cận thông tin có được thực hiện đối với người sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hay không?
Pháp luật
Công dân là chủ thể được quyền tiếp cận thông tin đúng không? Có phải mọi thông tin của cơ quan nhà nước công dân đều được quyền tiếp cận?
Pháp luật
Người dưới 18 tuổi có được thực hiện quyền tiếp cận thông tin không? Công dân được tiếp cận thông tin nào? Cơ quan nhà nước có quyền từ chối yêu cầu cung cấp thông tin không?
Pháp luật
Báo cáo về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân phải nêu rõ những nội dung gì? Biện pháp để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân?
Pháp luật
Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức nào? Công dân được cung cấp thông tin có phải trả phí không?
Pháp luật
Người có hành vi vi phạm về tiếp cận thông tin thì xử lý như thế nào? Để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân có những biện pháp nào?
Pháp luật
Tiếp cận thông tin là gì? Cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Việc tiếp cận thông tin trong vụ tai nạn của công dân được quy định thế nào? Công dân không được tiếp cận thông tin nào?
Pháp luật
Công dân có được tiếp cận thông tin bằng cách yêu cầu công an cung cấp hồ sơ tai nạn giao thông không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếp cận thông tin
Trần Huỳnh Thu Thảo Lưu bài viết
1,861 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếp cận thông tin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiếp cận thông tin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào