Người giải quyết tố cáo làm việc với người tố cáo như thế nào để giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp?
- Giao quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp có phải lập biên bản?
- Người giải quyết tố cáo làm việc với người tố cáo như thế nào để giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp?
- Khi làm việc với người bị tố cáo để giải quyết tố cáo có phải lập biên bản không?
Giao quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp có phải lập biên bản?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (sau đây gọi tắt là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Xác minh nội dung tố cáo
1. Công bố quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo
Người được phân công xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh thực hiện việc giao quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo cho người bị tố cáo hoặc tổ chức công bố quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo tại cơ quan, đơn vị của người bị tố cáo. Việc giao quyết định hoặc tổ chức công bố quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo phải được lập biên bản.
...
Theo quy định trên, người được phân công xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh thực hiện việc giao quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo cho người bị tố cáo hoặc tổ chức công bố quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo tại cơ quan, đơn vị của người bị tố cáo.
Việc giao quyết định hoặc tổ chức công bố quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo phải được lập biên bản.
Xác minh nội dung tố cáo giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp (Hình từ Internet)
Người giải quyết tố cáo làm việc với người tố cáo như thế nào để giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định làm việc với người tố cáo như sau:
Xác minh nội dung tố cáo
...
2. Làm việc với người tố cáo
Trong trường hợp nội dung đơn tố cáo chưa rõ và thông tin, tài liệu, chứng cứ do người tố cáo cung cấp chưa đầy đủ, người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh nội dung tố cáo làm việc trực tiếp với người tố cáo, yêu cầu cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung tố cáo. Nội dung làm việc với người tố cáo phải được lập biên bản.
Trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan, người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung tố cáo. Thời gian yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ phải trong thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trong trường hợp nội dung đơn tố cáo chưa rõ và thông tin, tài liệu, chứng cứ do người tố cáo cung cấp chưa đầy đủ, người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh nội dung tố cáo làm việc trực tiếp với người tố cáo, yêu cầu cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung tố cáo.
Nội dung làm việc với người tố cáo phải được lập biên bản.
Trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan, người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung tố cáo.
Thời gian yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ phải trong thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.
Khi làm việc với người bị tố cáo để giải quyết tố cáo có phải lập biên bản không?
Theo khoản 3 Điều 20 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định làm việc với người bị tố cáo như sau:
Xác minh nội dung tố cáo
...
3. Làm việc với người bị tố cáo
Trong trường hợp nội dung văn bản giải trình chưa rõ, thông tin, tài liệu, chứng cứ do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ, người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh phải làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, yêu cầu giải trình bổ sung và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung bị tố cáo và nội dung giải trình. Nội dung làm việc với người bị tố cáo phải được lập biên bản.
Trường hợp không làm việc trực tiếp với người bị tố cáo vì lý do khách quan, người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh có văn bản yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về nội dung bị tố cáo và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung bị tố cáo và nội dung giải trình. Thời hạn yêu cầu giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ phải trong thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, trong trường hợp nội dung văn bản giải trình chưa rõ, thông tin, tài liệu, chứng cứ do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ, người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh phải làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, yêu cầu giải trình bổ sung và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung bị tố cáo và nội dung giải trình.
Nội dung làm việc với người bị tố cáo phải được lập biên bản.
Trường hợp không làm việc trực tiếp với người bị tố cáo vì lý do khách quan, người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh có văn bản yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về nội dung bị tố cáo và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung bị tố cáo và nội dung giải trình.
Thời hạn yêu cầu giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ phải trong thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?