Người giám định tư pháp không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Người thực hiện giám định tư pháp phải ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp như thế nào?
- Người giám định tư pháp không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp được quy định như thế nào?
Người thực hiện giám định tư pháp phải ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 31 Luật giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp như sau:
Theo đó, người thực hiện giám định tư pháp phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực bằng văn bản toàn bộ quá trình thực hiện vụ việc giám định.
Ngoài ra, văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp nêu rõ tình trạng đối tượng gửi giám định và thông tin, tài liệu có liên quan gửi kèm theo làm căn cứ để thực hiện giám định, thời gian, địa điểm, nội dung công việc, tiến độ, phương pháp thực hiện giám định, kết quả thực hiện.
Lưu ý: văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp phải có chữ ký của người giám định tư pháp.
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp phải được lưu trong hồ sơ giám định.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 thì giám định tư pháp là việc:
+ Người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính.
+ Theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020.
Người thực hiện giám định tư pháp phải ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp như thế nào? (Hình từ Internet)
Người giám định tư pháp không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kéo dài thời gian thực hiện giám định mà không có lý do chính đáng;
b) Không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản;
c) Không thực hiện đầy đủ các quy định về lập, lưu giữ, bảo quản hồ sơ giám định;
d) Không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định;
đ) Không giải thích kết luận giám định theo yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định mà không có lý do chính đáng;
e) Thông báo không đúng thời hạn hoặc không thông báo bằng văn bản theo quy định cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định trong trường hợp từ chối giám định.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét việc sử dụng kết luận giám định khi phát hiện vi phạm làm ảnh hưởng đến nội dung kết luận giám định đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, đ, e, g và i khoản 2, các điểm d, đ và e khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Như vậy, người giám định tư pháp không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp được quy định như thế nào?
Khi thực hiện giám định tư pháp, người giám định tư pháp có nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Giám định tư pháp 2012; cụ thể như sau:
- Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp;
- Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
- Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;
- Lập hồ sơ giám định;
- Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;
- Không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
- Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra.
Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: ngoài các nghĩa vụ đã liệt kê ở trên thì người giám định tư pháp có nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?