Người giao hàng có quyền định đoạt hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không? Người giao hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được hiểu như thế nào?
- Người giao hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được hiểu như thế nào?
- Người giao hàng có quyền định đoạt hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không?
- Người giao hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được miễn trách nhiệm bồi thường khi nào?
- Người giao hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có những nghĩa vụ gì?
Người giao hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được hiểu như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 147 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
1. Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.
2. Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.
3. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
4. Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
5. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật này.
Theo đó, người giao hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được hiểu là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Tải về mẫu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mới nhất 2023: Tại Đây
Người giao hàng có quyền định đoạt hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không? (Hình từ Internet)
Người giao hàng có quyền định đoạt hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không?
Căn cứ Điều 165 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định quyền định đoạt hàng hóa của người giao hàng như sau:
Quyền định đoạt hàng hóa của người giao hàng
1. Người giao hàng có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan. Người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của người giao hàng sau khi đã thu lại toàn bộ số vận đơn gốc đã ký phát.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được áp dụng, nếu việc thực hiện gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp người vận chuyển đồng ý.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, người giao hàng có quyền định đoạt hàng hóa vận chuyển bằng đường biển cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác.
Người giao hàng có quyền định đoạt hàng hóa vận chuyển bằng đường biển có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan.
Người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của người giao hàng sau khi đã thu lại toàn bộ số vận đơn gốc đã ký phát.
Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được áp dụng, nếu việc thực hiện gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp người vận chuyển đồng ý.
Người giao hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được miễn trách nhiệm bồi thường khi nào?
Căn cứ Điều 156 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định miễn trách nhiệm của người giao hàng như sau:
Miễn trách nhiệm của người giao hàng
Người giao hàng được miễn trách nhiệm bồi thường về các mất mát, hư hỏng xảy ra đối với người vận chuyển hoặc tàu biển, nếu chứng minh được rằng mình hoặc người làm công, đại lý của mình không có lỗi gây ra tổn thất đó.
Như vậy, người giao hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được miễn trách nhiệm bồi thường về các mất mát, hư hỏng xảy ra đối với người vận chuyển hoặc tàu biển, nếu chứng minh được rằng mình hoặc người làm công, đại lý của mình không có lỗi gây ra tổn thất đó.
Người giao hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có những nghĩa vụ gì?
Theo Điều 154 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Nghĩa vụ của người giao hàng
1. Người giao hàng phải bảo đảm hàng hóa được đóng gói và đánh dấu ký, mã hiệu theo quy định. Người vận chuyển có quyền từ chối bốc lên tàu biển những hàng hóa không bảo đảm tiêu chuẩn đóng gói cần thiết.
2. Người giao hàng phải cung cấp trong một thời gian thích hợp cho người vận chuyển các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết đối với hàng hóa dễ nổ, dễ cháy và các loại hàng hóa nguy hiểm khác hoặc loại hàng hóa cần phải có biện pháp đặc biệt khi bốc hàng, vận chuyển, bảo quản và dỡ hàng.
Người giao hàng phải bồi thường các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác hoặc không hợp lệ các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết.
3. Người giao hàng dù cố ý hoặc vô ý đều phải chịu trách nhiệm đối với người vận chuyển, hành khách, thuyền viên và các chủ hàng khác về những tổn thất phát sinh do khai báo hàng hóa không chính xác hoặc không đúng sự thật, nếu người vận chuyển chứng minh được là người giao hàng có lỗi gây ra tổn thất đó.
Như vậy, người giao hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có những nghĩa vụ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?