Người gọi điện thoại đe dọa tính mạng của nhà báo có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
- Người gọi điện thoại đe dọa tính mạng nhà báo nhằm cản trở hoạt động báo chí sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền phạt tiền đối với người gọi điện thoại đe dọa tính mạng nhà báo hay không?
- Người gọi điện thoại đe dọa tính mạng nhà báo có bị phạt tù hay không?
Người gọi điện thoại đe dọa tính mạng nhà báo nhằm cản trở hoạt động báo chí sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 9 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí như sau:
Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp;
b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân thực hiện hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 1/2 tổ chức (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP).
Như vậy, người có hành vi đe dọa tính mạng của nhà báo qua điện thoại có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Tội đe dọa giết người (Hình từ Internet)
Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền phạt tiền đối với người gọi điện thoại đe dọa tính mạng nhà báo hay không?
Theo khoản 2 Điều 39 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
...
2. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm n khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo đó, trưởng Công an cấp xã có quyền phạt tiền lên đến đến 5.000.000 đồng trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.
Đây là thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức có hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản. Trường hợp cá nhân thực hiện hành vi vi phạm, thẩm quyền phạt tiền của trưởng Công an xã sẽ bằng một nửa so với tổ chức, tức là 2.500.000 đồng (Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP).
Như vậy, trưởng Công an cấp xã chưa đủ thẩm quyền phạt tiền đối với người gọi điện thoại đe dọa tính mạng nhà báo (mức phạt tiền tối đa đối với người gọi điện thoại đe dọa tính mạng nhà báo là 50.000.000 đồng).
Người gọi điện thoại đe dọa tính mạng nhà báo có bị phạt tù hay không?
Theo Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đe dọa giết người như sau:
Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Theo đó, hành vi gọi điện thoại đe dọa tính mạng nhà báo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người với khung hình phạt như sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa (tức là nhà báo) lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp:
+ Có 2 người trở lên cùng thực hiện hành vi gọi điện đe dọa tính mạng nhà báo;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi đe dọa;
+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
+ Đối với người dưới 16 tuổi thực hiện hành vi đe dọa;
+ Thực hiện hành vi đe dọa để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?