Người gửi có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính những thông tin nào?
- Người gửi có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính những thông tin nào?
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải thực hiện việc lưu trữ hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính trong tối thiểu bao nhiêu lâu?
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm lưu trữ thông tin về người gửi trong bao nhiêu lâu?
Người gửi có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính những thông tin nào?
Người gửi có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính những thông tin nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 15b Nghị định 47/2011/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP) như sau:
Thông tin về dịch vụ bưu chính, về người gửi, người nhận và liên quan đến bưu gửi
...
2. Trước khi sử dụng dịch vụ bưu chính, người gửi có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thông tin về người gửi, người nhận, thông tin liên quan đến bưu gửi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các thông tin đã cung cấp, cụ thể như sau:
a) Thông tin về người gửi, người nhận, gồm: Họ và tên, địa chỉ và số điện thoại (nếu có).
b) Thông tin liên quan đến bưu gửi, gồm: Nội dung gói, kiện hàng hóa.
Trường hợp hàng hóa phải có các giấy tờ đi kèm khi vận chuyển theo quy định của pháp luật, người gửi có trách nhiệm cung cấp bản chính hoặc bản sao hóa đơn, chứng từ, giấy phép chuyên ngành, giấy chứng nhận hoặc giấy tờ khác có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
3. Thông tin về thời gian, địa điểm chấp nhận bưu gửi bằng một trong các hình thức: Đóng dấu ngày, viết tay, in, dán nhãn hoặc thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử.
4. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm lưu trữ thông tin về người gửi, người nhận và thông tin liên quan đến bưu gửi quy định tại khoản 2 Điều này tối thiểu 01 năm kể từ ngày được cung cấp.
Theo đó, trước khi sử dụng dịch vụ bưu chính, người gửi có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thông tin về người gửi, người nhận, thông tin liên quan đến bưu gửi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các thông tin đã cung cấp, cụ thể như sau:
- Thông tin về người gửi, người nhận, gồm: Họ và tên, địa chỉ và số điện thoại (nếu có).
- Thông tin liên quan đến bưu gửi, gồm: Nội dung gói, kiện hàng hóa.
Trường hợp hàng hóa phải có các giấy tờ đi kèm khi vận chuyển theo quy định của pháp luật, người gửi có trách nhiệm cung cấp bản chính hoặc bản sao hóa đơn, chứng từ, giấy phép chuyên ngành, giấy chứng nhận hoặc giấy tờ khác có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải thực hiện việc lưu trữ hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính trong tối thiểu bao nhiêu lâu?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 15a Nghị định 47/2011/NĐ-CP (được bổ sung bởi được bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP) quy định về lưu trữ hợp đồng như sau:
Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi
1. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính (bằng văn bản giấy hoặc điện tử) sử dụng trong quá trình cung ứng dịch vụ bưu chính phải thống nhất với mẫu hợp đồng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính, cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính hoặc mẫu hợp đồng đã thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
2. Chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi (bằng văn bản giấy hoặc điện tử) giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng ký kết bằng văn bản giữa các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính điện tử, chứng từ điện tử xác nhận việc chấp nhận bưu gửi được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về giao dịch điện tử.
4. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm:
a) Lưu trữ các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này tối thiểu 05 năm;
b) Cung cấp các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu bằng văn bản hoặc trong các trường hợp được pháp luật cho phép.”
Theo đó, lưu trữ các tài liệu trong đó bao gồm cả Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính tối thiểu 05 năm.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm lưu trữ thông tin về người gửi trong bao nhiêu lâu?
Tại khoản 4 Điều 15b Nghị định 47/2011/NĐ-CP (được bổ sung bởi được bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP) quy định những tài liệu phải thực hiện lưu trữ như sau:
Thông tin về dịch vụ bưu chính, về người gửi, người nhận và liên quan đến bưu gửi
.....
3. Thông tin về thời gian, địa điểm chấp nhận bưu gửi bằng một trong các hình thức: Đóng dấu ngày, viết tay, in, dán nhãn hoặc thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử.
4. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm lưu trữ thông tin về người gửi, người nhận và thông tin liên quan đến bưu gửi quy định tại khoản 2 Điều này tối thiểu 01 năm kể từ ngày được cung cấp.”
Theo đó, Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm lưu trữ thông tin về người gửi, người nhận và thông tin liên quan đến bưu gửi quy định tối thiểu 01 năm kể từ ngày được cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?