Người hành nghề công tác xã hội có phải chịu trách nhiệm về các quyết định chuyên môn, nghiệp vụ không?
Người hành nghề công tác xã hội có phải chịu trách nhiệm về các quyết định chuyên môn, nghiệp vụ không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với nghề nghiệp
1. Thực hiện đúng quy định chuyên môn công tác xã hội.
2. Chịu trách nhiệm về các quyết định chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp công tác xã hội.
3. Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức công tác xã hội liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác xã hội; chịu trách nhiệm chi trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức; thực hành công tác xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Tận tâm trong quá trình hành nghề công tác xã hội.
5. Giữ bí mật những thông tin mà người sử dụng dịch vụ công tác xã hội đã cung cấp, trừ trường hợp pháp luật quy định.
6. Thông báo với người có thẩm quyền về trường hợp người hành nghề công tác xã hội khác có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp với đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Nghị định này.
7. Không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
Theo đó, người hành nghề công tác xã hội đối với nghề nghiệp cần phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về các quyết định chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp công tác xã hội.
Người hành nghề công tác xã hội có phải chịu trách nhiệm về các quyết định chuyên môn, nghiệp vụ không? (Hình từ Internet)
Người hành nghề công tác xã hội có được hành nghề độc lập không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 21 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền hành nghề công tác xã hội
1. Hành nghề công tác xã hội theo giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.
2. Quyết định việc phòng ngừa, can thiệp, trị liệu, bảo vệ, chăm sóc, phục hồi, hỗ trợ phát triển, tư vấn, trợ giúp và phương pháp công tác xã hội theo giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
3. Lập hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội với tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Người hành nghề công tác xã hội độc lập được hưởng thù lao theo hợp đồng thoả thuận. Tiền thù lao được thỏa thuận tại hợp đồng thỏa thuận ký kết với đối tượng theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ trên cơ sở các yếu tố, gồm: Nội dung, tính chất của dịch vụ công tác xã hội; thời gian và công sức mà người hành nghề.công tác xã hội sử dụng để thực hiện dịch vụ công tác xã hội; kinh nghiệm và uy tín của người hành nghề; các chi phí tàu xe đi lại, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Trường hợp người hành nghề công tác xã hội làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội thì được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp, thù lao, tiền thưởng thu nhập tăng thêm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
5. Được hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội hoặc hành nghề độc lập.
6. Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về công tác xã hội.
Như vậy, người hành nghề công tác xã hội sẽ có quyền được hành nghề độc lập theo quy định của pháp luật.
Những trường hợp nào người hành nghề bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
b) Người hành nghề công tác xã hội không hoàn thành yêu cầu cập nhật kiến thức công tác xã hội quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định này.
c) Người hành nghề công tác xã hội tự đề nghị nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.
d) Người hành nghề công tác xã hội thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại Điều 10, Điều 32 của Nghị định này.
đ) Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và nhân phẩm của đối tượng theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
2. Sau khi thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội, trường hợp muốn tiếp tục hành nghề, người hành nghề phải đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo quy định tại Nghị định này sau 05 năm, kể từ thời điểm thu hồi giấy phép hành nghề.
Như vậy, người hành nghề sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội trong trường hợp sau:
- Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
- Người hành nghề công tác xã hội không hoàn thành yêu cầu cập nhật kiến thức công tác xã hội quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 110/2024/NĐ-CP.
- Người hành nghề công tác xã hội tự đề nghị nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.
- Người hành nghề công tác xã hội thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại Điều 10 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, Điều 32 của Nghị định 110/2024/NĐ-CP.
- Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và nhân phẩm của đối tượng theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?