Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp có bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề không?
- Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp có bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề không?
- Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề của người hành nghề công tác xã hội?
- Các hành vi bị nghiêm cấm đối với hoạt động công tác xã hội được quy định như thế nào?
Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp có bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 43 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
b) Người hành nghề công tác xã hội không hoàn thành yêu cầu cập nhật kiến thức công tác xã hội quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định này.
c) Người hành nghề công tác xã hội tự đề nghị nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.
d) Người hành nghề công tác xã hội thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại Điều 10, Điều 32 của Nghị định này.
đ) Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và nhân phẩm của đối tượng theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
2. Sau khi thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội, trường hợp muốn tiếp tục hành nghề, người hành nghề phải đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo quy định tại Nghị định này sau 05 năm, kể từ thời điểm thu hồi giấy phép hành nghề.
Như vậy, đối với trường hợp người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng đến đối tượng theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp có bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề của người hành nghề công tác xã hội?
Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề đối với người đăng ký hành nghề công tác xã hội làm việc tại các đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở trên địa bàn; người hành nghề công tác xã hội độc lập.
Cùng với đó, căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 45 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của các bộ, ngành
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về công tác xã hội và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
d) Quản lý thống nhất việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
đ) Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, huấn luyện nghiệp vụ công tác xã hội và bồi dưỡng, nâng cao năng lực người làm công tác xã hội, người hành nghề công tác xã hội; truyền thông nâng cao nhận thức về công tác xã hội.
...
Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề đối với người đăng ký hành nghề công tác xã hội làm việc tại các đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở trên địa bàn; người hành nghề công tác xã hội độc lập.
Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có nhiệm vụ quản lý thống nhất việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 3 Điều 46 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quyền hạn của mình sẽ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với hoạt động công tác xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
- Cung cấp, công bố, tiết lộ, phá hủy thông tin, dữ liệu cá nhân của đối tượng mà không được sự đồng ý của đối tượng hoặc người giám hộ hoặc người đại diện trừ trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
- Lợi dụng việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội để trục lợi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
- Lợi dụng hành nghề công tác xã hội để trục lợi chế độ, chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân.
- Thu các khoản chi phí, lợi ích ngoài khoản thù lao và chi phí được thoả thuận thống nhất với tổ chức, cá nhân trong hợp đồng cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Lợi dụng hành nghề công tác xã hội, cung cấp dịch vụ công tác xã hội để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?