Người hành nghề luật sư không đúng hình thức bị xử phạt bao nhiêu tiền? Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có thẩm quyền xử phạt hay không?
Người hành nghề luật sư không đúng hình thức bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Người hành nghề luật sư không đúng hình thức bị xử phạt bao nhiêu tiền, căn cứ theo điểm d khoản 3, điểm a khoản 8, điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư.
…
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
b) Thành lập hoặc tham gia thành lập từ hai tổ chức hành nghề luật sư trở lên;
c) Làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức khác bằng hình thức luật sư hành nghề với tư cách cá nhân ngoài tổ chức hành nghề luật sư mà luật sư đã thành lập, tham gia thành lập hoặc đã ký hợp đồng lao động;
d) Hành nghề luật sư không đúng hình thức hành nghề theo quy định;
…
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và g khoản 3, điểm a khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, các điểm c, d và e khoản 6, khoản 7 Điều này;
c) Tịch thu tang vật là chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài, giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, văn bản thông báo người bào chữa bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 3, các điểm b và c khoản 4, khoản 5, các điểm a, b, d và đ khoản 6, các điểm d và e khoản 7 Điều này.
Theo đó người hành nghề luật sư không đúng hình thức hành nghề theo quy định thì có thể bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời người này còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Người hành nghề luật sư không đúng hình thức bị xử phạt bao nhiêu tiền? Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có thẩm quyền xử phạt hay không? (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có thẩm quyền xử phạt người hành nghề luật sư không đúng hình thức hành nghề hay không?
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có thẩm quyền xử phạt người hành nghề luật sư không đúng hình thức hành nghề hay không, căn cứ theo khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra:
a) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 6; các khoản 1, 2 và 3 Điều 7; Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10 và Điều 11; khoản 1 và khoản 2 Điều 12; Điều 13 và Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 15; các khoản 1, 2 và 3 Điều 16;...
...
Căn cứ theo khoản 4 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
4. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thi hành án dân sự; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Đồng thời theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Theo phân định thẩm quyền thì Chánh Thanh tra Sở Tư pháp xử phạt đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
Đồng thời đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Theo đó người hành nghề luật sư không đúng hình thức hành nghề theo quy định thì có thể bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi hành nghề luật sư không đúng quy định pháp luật.
Như vậy Chánh Thanh tra Sở Tư pháp sẽ có quyền xử phạt người hành nghề luật sư không đúng hình thức hành nghề.
Thời gian xử phạt với luật sư hành nghề không đúng hình thức là bao lâu?
Thời gian xử phạt với luật sư hành nghề không đúng hình thức là bao lâu, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
…
Theo đó thời gian xử phạt vi phạm hành chính đối với luật sư hành nghề không đúng hình thức theo quy định của pháp luật là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?