Người hành nghề Thừa phát lại có thể yêu cầu tiền hoa hồng khi giới thiệu cho đồng nghiệp về yêu cầu mà mình đảm nhận hay không?
- Người hành nghề Thừa phát lại có những trách nhiệm gì trong quan hệ với đồng nghiệp?
- Người hành nghề Thừa phát lại có thể yêu cầu tiền hoa hồng khi giới thiệu cho đồng nghiệp về yêu cầu mà mình đảm nhận hay không?
- Công tác kiểm tra việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại sẽ do ai thực hiện theo quy định hiện nay?
Người hành nghề Thừa phát lại có những trách nhiệm gì trong quan hệ với đồng nghiệp?
Căn cứ Điều 10 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về mối quan hệ với đồng nghiệp đối với người hành nghề Thừa phát lại như sau:
Quan hệ với đồng nghiệp, Văn phòng Thừa phát lại, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại
1. Tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết, thân thiện, hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ; có trách nhiệm giám sát lẫn nhau, kiên quyết đấu tranh loại bỏ những hành vi sai trái trong hành nghề. Khi phát hiện đồng nghiệp có sai sót, Thừa phát lại có nghĩa vụ góp ý thẳng thắn; báo cáo với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền nếu đó là hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây tổn hại đến thanh danh nghề nghiệp.
2. Chấp hành các nội quy, quy chế của Văn phòng Thừa phát lại, điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên; đóng phí thành viên tổ chức xã hội - nghề nghiệp mà mình là thành viên.
3. Hướng dẫn, giúp đỡ những đồng nghiệp mới vào nghề; tăng cường trao đổi nghiệp vụ, giúp nhau cùng tiến bộ.
4. Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.
5. Tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội khác do Nhà nước, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại tổ chức hoặc phát động nhằm đóng góp vào sự phát triển chung của nghề Thừa phát lại.
Theo quy định trên thì người hành nghề Thừa phát lại sẽ có một số trách nhiệm sau trong quan hệ với đồng nghiệp:
(1) Tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết, thân thiện, hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ; có trách nhiệm giám sát lẫn nhau, kiên quyết đấu tranh loại bỏ những hành vi sai trái trong hành nghề.
(2) Khi phát hiện đồng nghiệp có sai sót, Thừa phát lại có nghĩa vụ góp ý thẳng thắn; báo cáo với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền nếu đó là hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây tổn hại đến thanh danh nghề nghiệp.
(3) Hướng dẫn, giúp đỡ những đồng nghiệp mới vào nghề; tăng cường trao đổi nghiệp vụ, giúp nhau cùng tiến bộ.
Người hành nghề Thừa phát lại có thể yêu cầu tiền hoa hồng khi giới thiệu cho đồng nghiệp về yêu cầu mà mình đảm nhận hay không?
Căn cứ Điều 11 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về những điều mà Thừa phát lại không được làm trong quan hệ đồng nghiệp như sau:
Những việc Thừa phát lại không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp, Văn phòng Thừa phát lại
1. Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc Văn phòng mình trong hành nghề trước Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại khác.
2. Tiến hành hành vi quảng cáo bản thân và Văn phòng của mình không đúng quy định của pháp luật nhằm cạnh tranh không lành mạnh với Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại khác.
3. Hoạt động môi giới, nhận hoặc đòi tiền hoa hồng khi giới thiệu cho đồng nghiệp về yêu cầu mà mình không đảm nhận.
4. Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở Văn phòng Thừa phát lại.
5. Các hành vi khác trái đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật.
Theo đó, pháp luật chỉ nghiêm cấm người hành nghề Thừa phát lại không được hoạt động môi giới, nhận hoặc đòi tiền hoa hồng khi giới thiệu cho đồng nghiệp về yêu cầu mà mình không đảm nhận.
Như vậy, nếu là yêu cầu công việc trong phạm vi mà mình đảm nhận thì khi giới thiệu yêu cầu cho động nghiệp người hành nghề Thừa phát lại có thể yêu cầu chi trả tiền hoa hồng cho mình.
Người hành nghề Thừa phát lại có thể yêu cầu tiền hoa hồng khi giới thiệu cho đồng nghiệp về yêu cầu mà mình đảm nhận hay không? (Hình từ Internet)
Công tác kiểm tra việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại sẽ do ai thực hiện theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 17 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định như sau:
Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại
1. Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý, kiến nghị xử lý đối với các hành vi vi phạm trong việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại trong phạm vi toàn quốc.
2. Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xử lý, kiến nghị xử lý đối với các hành vi vi phạm trong việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại trong phạm vi địa phương quản lý.
3. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại đối với Thừa phát lại là thành viên của tổ chức mình.
4. Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại đối với Thừa phát lại của Văn phòng mình.
Như vậy, những đối tượng theo quy định pháp luật nêu trên sẽ có thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?