Người hiến thận nhân đạo có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí do ngân sách nhà nước đóng hay không?
Người hiến thận nhân đạo có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí do ngân sách nhà nước đóng hay không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định như sau:
Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người
1. Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.
2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:
a) Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;
b) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;
c) Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;
d) Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người.
Theo khoản 14 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng như sau:
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
...
14. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.
...
Theo quy định nêu trên thì người hiến thận nhân đạo sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí do ngân sách nhà nước đóng.
Thẻ bảo hiểm y tế của người hiến thận nhân đạo có giá trị sử dụng khi nào?
Theo khoản 6 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng
1. Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền.
2. Đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này:
a) Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
b) Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
3. Đối với đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 3, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Đối với đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Đối với đối tượng quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
...
Theo đó, thẻ bảo hiểm y tế của người hiến thận nhân đạo có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
Người hiến thận nhân đạo có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí do ngân sách nhà nước đóng hay không? (Hình từ Internet)
Phương thức đóng bảo hiểm y tế của người hiến thận nhân đạo như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng
...
3. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 6, 7, 10, 13, 14 và 17 Điều 3, đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế: Hàng quý, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành và số tiền đóng, hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều này. Thời điểm để tính số tiền phải đóng: Các đối tượng được lập danh sách hàng năm, tính tiền đóng từ ngày 01 tháng 01; đối với các đối tượng được bổ sung trong năm, tính tiền đóng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Theo đó, người hiến thận nhân đạo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế:
- Hàng quý, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành và số tiền đóng, hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
- Thời điểm để tính số tiền phải đóng: Các đối tượng được lập danh sách hàng năm, tính tiền đóng từ ngày 01 tháng 01; đối với các đối tượng được bổ sung trong năm, tính tiền đóng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?