Người hiến tinh trùng có phải nhận con đối với đứa trẻ sinh ra từ việc thụ tinh trong ống nghiệm hay không?
- Có thể yêu cầu người hiến tinh trùng nhận con và chia tài sản cho đứa trẻ sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm hay không?
- Người làm lộ thông tin của người hiến tinh trùng sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Cơ sở khám chữa bệnh để lộ thông tin của người hiến tinh trùng thì có bị đình chỉ hoạt động hay không?
Có thể yêu cầu người hiến tinh trùng nhận con và chia tài sản cho đứa trẻ sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm hay không?
Quy định đối với việc hiến tinh trùng được quy định tại Điều 4 Nghị định 10/2015/NĐ-CP như sau:
Quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn
1. Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.
2. Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.
4. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.
Theo quy định thì cơ sở khám chữa bệnh phải bảo mật thông tin của người hiến tinh trùng (bao gồm thông tin về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh).
Cho nên trong thực tế thì người được nhận tinh trùng để thụ tinh nhân tạo không thể nào biết được ai là người hiến để yêu cầu nhận con và chia tài sản.
Trong trường hợp vì một số lý do nào đó mà biết được thông tinh của người hiến và muốn người này nhận con thì cần phải có sự đồng ý từ người này và phải làm thủ tục xác định cha con theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha con thì đứa trẻ được sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm sẽ có quyền thừa kế tài sản, thuộc đối tượng ở hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì thông tin về người hiến tinh trùng sẽ được cơ sở khám chữa bệnh bảo mật nên việc có được thông tin của người hiến và yêu cầu nhận con là việc khó có thể xảy ra.
Người hiến tinh trùng có phải nhận con đối với đứa trẻ sinh ra từ việc thụ tinh trong ống nghiệm hay không? (Hình từ Internet)
Người làm lộ thông tin của người hiến tinh trùng sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
Mức xử lý vi phạm hành chính về việc để lộ thông tin của người hiến tinh trùng được quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp tên tuổi, địa chỉ hoặc hình ảnh của người cho tinh trùng, người nhận tinh trùng, nhận phôi;
b) Sử dụng tinh trùng, noãn của một người cho để dùng cho từ hai người trở lên, trừ trường hợp không sinh con thành công;
c) Không hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học đối với tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết trong trường hợp sinh con thành công;
....
Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức, như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định vừa nêu thì cá nhân làm lộ thông tin của người hiến tinh trùng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đối với cơ sở khám chữa bệnh không bảo mật được thông tin của người hiến thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Cơ sở khám chữa bệnh để lộ thông tin của người hiến tinh trùng thì có bị đình chỉ hoạt động hay không?
Tại khoản 6 Điều 42 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có định về hình thức xử phạt bổ sung như sau:
Vi phạm quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động thụ tinh trong ống nghiệm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở vi phạm đồng thời từ 03 hành vi trở lên trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và các điểm c, d, đ, e, g khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động thụ tinh trong ống nghiệm trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Theo đó, nếu cơ sở khám chữa bệnh chỉ vi phạm quy định về việc bảo mật thông tin của người hiến tinh trùng thì chưa đến mức bị đình chỉ hoạt động thụ tinh trong ống nghiệm.
Tuy nhiên, nếu ngoài việc để lộ thông tin của người hiến mà còn vi phạm đồng thời từ 03 hành vi trở lên trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và các điểm c, d, đ, e, g khoản 4 Điều 42 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì cơ sở khám chữa bệnh sẽ bị đình chỉ hoạt động thụ tinh trong ống nghiệm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?