Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vi phạm kỷ luật thì có bị xử lý theo hình thức hạ bậc lương không?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có được kiêm nhiệm người hoạt động không chuyên trách khác không?
- Chế độ đào tạo bồi dưỡng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định thế nào?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vi phạm kỷ luật thì có bị xử lý theo hình thức hạ bậc lương không?
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có được kiêm nhiệm người hoạt động không chuyên trách khác không?
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định tại khoản 8 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
...
6. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trường hợp Luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Khuyến khích việc kiêm nhiệm chức danh Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.
7. Người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh quy định tại khoản 6 Điều này được hưởng hỗ trợ hàng tháng.
8. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được kiêm nhiệm người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố.
Theo quy định trên thì người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được kiêm nhiệm người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Như vậy, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có được kiêm nhiệm người hoạt động không chuyên trách khác không? (Hình từ Internet)
Chế độ đào tạo bồi dưỡng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định thế nào?
Chế độ đào tạo bồi dưỡng đối với người hoạt động không chuyên trách được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố
1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Như vậy, theo quy định, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được đào tạo bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm.
Khi được cử đi đào tạo bồi dưỡng thì người hoạt động không chuyên trách được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vi phạm kỷ luật thì có bị xử lý theo hình thức hạ bậc lương không?
Việc xử lý kỷ luật đối với người hoạt động không chuyên trách được quy định tại khoản 6 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bầu cử, tuyển chọn, tiếp nhận, sử dụng, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật và bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
...
6. Xử lý kỷ luật người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
a) Các chức danh bầu cử thực hiện xử lý kỷ luật theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xem xét, quyết định kỷ luật đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho chính quyền địa phương ở cấp xã.
c) Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
d) Nội dung, hình thức, quy trình xử lý kỷ luật đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã áp dụng tương tự như đối với cán bộ, công chức quy định tại Nghị định này.
Riêng hình thức kỷ luật thì không áp dụng hình thức hạ bậc lương.
7. Bãi nhiệm, miễn nhiệm và giải quyết thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã bị bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vi phạm kỷ luật thì không áp dụng hình thức hạ bậc lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?