Người học kỹ thuật điêu khắc gỗ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học kỹ thuật điêu khắc gỗ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học kỹ thuật điêu khắc gỗ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức tối thiểu nào?
- Người học kỹ thuật điêu khắc gỗ trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Người học kỹ thuật điêu khắc gỗ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và ngôn ngữ (sau đây gọi tắt Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Điêu khắc hoa văn;
- Điêu khắc phù điêu;
- Điêu khắc con giống;
- Điêu khắc tượng người theo tích cổ;
- Điêu khắc tượng người đương đại;
- Điêu khắc lèo tủ;
- Điêu khắc bệ tủ;
- Sáng tác mẫu.
Như vậy, người học kỹ thuật điêu khắc gỗ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc như trên.
Kỹ thuật điêu khắc gỗ (Hình từ Internet)
Người học kỹ thuật điêu khắc gỗ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức tối thiểu nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kiến thức
- Trình bày được các quy trình và các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong điêu khắc gỗ;
- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ;
- Giải thích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản;
- Trình bày được các khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;
- Phân tích được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ;
- Trình bày được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong điêu khắc gỗ;
- Trình bày được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong nghề điêu khắc gỗ, quy trình điêu khắc hoa văn và quy trình điêu khắc phù điêu;
- Phân tích được quy trình điêu khắc con giống, điêu khắc lèo tủ và điêu khắc bệ tủ;
- Phân tích được quy trình điêu khắc tượng người theo tích cổ, quy trình điêu khắc tượng người đương đại, quy trình trang sức bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ;
- Trình bày được quy trình sáng tác mẫu điêu khắc gỗ;
- Phân tích được đặc điểm của từng thể loại tác phẩm điêu khắc gỗ, phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm điêu khắc gỗ;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, người học kỹ thuật điêu khắc gỗ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức tối thiểu sau:
- Trình bày được các quy trình và các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong điêu khắc gỗ;
- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ;
- Giải thích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản;
- Trình bày được các khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;
- Phân tích được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ;
- Trình bày được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong điêu khắc gỗ;
- Trình bày được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong nghề điêu khắc gỗ, quy trình điêu khắc hoa văn và quy trình điêu khắc phù điêu;
- Phân tích được quy trình điêu khắc con giống, điêu khắc lèo tủ và điêu khắc bệ tủ;
- Phân tích được quy trình điêu khắc tượng người theo tích cổ, quy trình điêu khắc tượng người đương đại, quy trình trang sức bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ;
- Trình bày được quy trình sáng tác mẫu điêu khắc gỗ;
- Phân tích được đặc điểm của từng thể loại tác phẩm điêu khắc gỗ, phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm điêu khắc gỗ;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Người học kỹ thuật điêu khắc gỗ trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật điêu khắc gỗ, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học kỹ thuật điêu khắc gỗ trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?