Người học ngành cấp thoát nước trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành cấp thoát nước trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành cấp thoát nước trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành cấp thoát nước trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành cấp thoát nước trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 10 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt đường ống, thiết bị, hệ thống cấp, thoát nước trong nhà;
- Lắp đặt mạng lưới, thiết bị, đường ống cấp, thoát nước ngoài nhà;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thu nước, trạm bơm cấp nước;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm xử lý nước cấp;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đấu lắp bổ sung mạng lưới cấp nước sạch;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm bơm thoát nước;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm xử lý nước thải;
- Quản lý công trình thu, trạm bơm cấp nước;
- Quản lý trạm xử lý nước cấp;
- Quản lý mạng lưới cấp nước;
- Quản lý trạm bơm thoát nước;
- Quản lý trạm xử lý nước thải.
Như vậy, người học ngành cấp thoát nước trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Lắp đặt đường ống, thiết bị, hệ thống cấp, thoát nước trong nhà;
- Lắp đặt mạng lưới, thiết bị, đường ống cấp, thoát nước ngoài nhà;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thu nước, trạm bơm cấp nước;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm xử lý nước cấp;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đấu lắp bổ sung mạng lưới cấp nước sạch;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm bơm thoát nước;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm xử lý nước thải;
- Quản lý công trình thu, trạm bơm cấp nước;
- Quản lý trạm xử lý nước cấp;
- Quản lý mạng lưới cấp nước;
- Quản lý trạm bơm thoát nước;
- Quản lý trạm xử lý nước thải.
Ngành cấp thoát nước (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành cấp thoát nước trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Sử dụng và lựa chọn được các dụng cụ vật tư, thiết bị, phụ kiện phù hợp với yêu cầu gia công, lắp đặt;
- Lấy dấu, cắt, ren, uốn, hàn tạo ra các phụ kiện, mối nối thông thường, phức tạp đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Lắp đặt được các thiết bị dùng nước đúng kích thước, thẩm mỹ; nhận dạng và khắc phục được các dạng hư hỏng, sai phạm cơ bản và phức tạp;
- Lắp đặt, sửa chữa, vận hành, theo dõi quản lý được hệ thống ống cấp, thoát nước thông dụng trong công trình, ngoài công trình;
- Lắp đặt, sửa chữa cơ bản và phức tạp hệ thống đường ống và thiết bị cho các công trình xử lý nước cấp, nước thải đúng thiết kế;
- Theo dõi, vận hành được các công trình trong khu xử lý nước cấp, xử lý thoát nước đúng quy trình;
- Triển khai thi công các công trình cấp thoát nước đô thị và hệ thống cấp thoát nước trong công trình;
- Triển khai được bản vẽ thiết kế công trình nhỏ đơn giản ra hiện trường, hướng dẫn và giám sát công nhân thi công xây dựng đúng yêu cầu thiết kế và các quy trình quy phạm kỹ thuật chuyên ngành;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành cấp thoát nước trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng như trên.
Người học ngành cấp thoát nước trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm đối với cá nhân và với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên nhóm.
Như vậy, người học ngành cấp thoát nước trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm đối với cá nhân và với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên nhóm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?