Người học ngành chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng thì người học phải có được những kỹ năng nào?
- Người học ngành chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 4 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Tiếp nhận mủ nguyên liệu đầu vào;
- Xử lý mủ nguyên liệu đầu vào;
- Gia công cơ học mủ cao su;
- Gia công nhiệt cao su;
- Hoàn thiện sản phẩm cao su;
- Bảo quản sản phẩm cao su;
- Đánh giá chất lượng sản phẩm cao su.
Như vậy, người học ngành chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Tiếp nhận mủ nguyên liệu đầu vào;
- Xử lý mủ nguyên liệu đầu vào;
- Gia công cơ học mủ cao su;
- Gia công nhiệt cao su;
- Hoàn thiện sản phẩm cao su;
- Bảo quản sản phẩm cao su;
- Đánh giá chất lượng sản phẩm cao su.
Ngành chế biến mủ cao su (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng thì người học phải có được những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Lựa chọn, tính toán và pha chế được các hóa chất sử dụng trong chế biến và bảo quản mủ cao su;
- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị dùng trong chế biến và đánh giá chất lượng mủ cao su;
- Vận hành được quy trình chế biến các loại sản phẩm cao su: SVR, RSS, latex cô đặc;
- Xác định được các chỉ tiêu hóa lý của mủ cao su và cao su nguyên liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam;
- Phân loại được chất lượng các loại mủ cao su;
- Kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng được các loại dụng cụ, thiết bị chế biến và đánh giá chất lượng mủ cao su;
- Phát hiện và khắc phục được các sự cố xảy ra trong quá trình chế biến và bảo quản mủ cao su;
- Áp dụng được các biện pháp cải tiến kỹ thuật, quản lý sản xuất, tham gia nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm;
- Kiểm soát được các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm cao su nhằm đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục, tiêu chuẩn hiện hành;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong quá trình chế biến;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng thì người học phải có được những kỹ năng như trên.
Người học ngành chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Có ý thức trách nhiệm, cẩn thận, trung thực trong công việc;
- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;
- Tuân thủ các nội quy, quy định của nhà máy, quy định ngành, nghề.
Như vậy, người học ngành chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Có ý thức trách nhiệm, cẩn thận, trung thực trong công việc;
- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;
- Tuân thủ các nội quy, quy định của nhà máy, quy định ngành, nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?