Người học ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Người học ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Người học ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ cao đẳng sau tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người họcphải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực vật liệu, luyện kim, sản xuất và công nghệ kỹ thuật khác (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Xây dựng được kế hoạch sản xuất; tham gia điều hành quá trình sản xuất cũng như các hoạt động kỹ thuật, công nghệ có liên quan đến lĩnh vực sản xuất cán, kéo kim loại;
- Thực hiện được việc thiết kế, chế tạo, lắp ráp máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất cán, kéo kim loại;
- Thành thạo vận hành, khai thác, bảo trì các trang thiết bị công nghệ cán, kéo kim loại;
- Thực hiện được việc thiết kế, cải tiến quy trình công nghệ cán, kéo để sản xuất các loại sản phẩm cán, kéo kim loại khác nhau;
- Hình thành được khả năng nghiên cứu, cải tiến trang thiết bị phục vụ cho dây chuyền công nghệ sản xuất cán, kéo kim loại;
- Tổ chức và quản lý được quá trình sản xuất;
- Giám sát, tổ chức, điều hành sản xuất và phân tích được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, người học ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngành công nghệ cán, kéo kim loại (Hình từ Internet)
Người học ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ cao đẳng sau tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Vận hành và điều chỉnh các thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất cán, kéo kim loại;
- Tính toán, thiết kế các chi tiết, thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại;
- Tính toán, thiết kế và lập qui trình công nghệ và điều hành qui trình công nghệ đó để sản xuất ra các loại sản phẩm cán, sản phẩm kéo;
- Kiểm tra công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Kèm cặp và hướng dẫn người có trình độ thấp hơn;
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ và cải tiến một số công đoạn trong qui trình công nghệ cán, kéo kim loại nhằm đáp ứng được “năng suất - chất lượng - hiệu quả”;
- Tổ chức và điều hành quá trình sản xuất của một ca sản xuất trong các cơ sở sản xuất cán, kéo kim loại.
Như vậy, người học ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ cao đẳng sau tốt nghiệp có thể làm những công việc như sau:
- Vận hành và điều chỉnh các thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất cán, kéo kim loại;
- Tính toán, thiết kế các chi tiết, thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại;
- Tính toán, thiết kế và lập qui trình công nghệ và điều hành qui trình công nghệ đó để sản xuất ra các loại sản phẩm cán, sản phẩm kéo;
- Kiểm tra công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Kèm cặp và hướng dẫn người có trình độ thấp hơn;
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ và cải tiến một số công đoạn trong qui trình công nghệ cán, kéo kim loại nhằm đáp ứng được “năng suất - chất lượng - hiệu quả”;
- Tổ chức và điều hành quá trình sản xuất của một ca sản xuất trong các cơ sở sản xuất cán, kéo kim loại.
Người học ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
- Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo; biết cách phân tích và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn ngành công nghệ cán, kéo kim loại; có năng lực đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, sáng tạo và lập luận trong thực hiện công việc;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm; giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Như vậy, người học ngành công nghệ cán, kéo kim loại trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?