Người học ngành công nghệ hóa nhuộm trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành công nghệ hóa nhuộm trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ hóa nhuộm trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành công nghệ hóa nhuộm trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập nâng cao trình độ như thế nào?
Người học ngành công nghệ hóa nhuộm trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục A Phần 11 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật kiến trúc, công trình xây dựng, cơ khí, điện, điện tử, truyền thông và hóa học (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thí nghiệm hóa nhuộm;
- Tổ chức quá trình tiền xử lý cho xơ (top), sợi, vải;
- Nhuộm màu cho xơ (top) và sợi; vải dệt kim, vải dệt thoi;
- Xử lý vải để trắng;
- In mẫu hoa văn trên vải trắng hoặc vải màu;
- Xử lý hoàn tất vải dệt thoi, vải dệt kim;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các công đoạn hóa nhuộm;
- Quản lý định mức nguyên nhiên liệu, định mức lao động;
- Xây dựng các kế hoạch sản xuất hóa nhuộm.
Như vậy, người học ngành công nghệ hóa nhuộm trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Thí nghiệm hóa nhuộm;
- Tổ chức quá trình tiền xử lý cho xơ (top), sợi, vải;
- Nhuộm màu cho xơ (top) và sợi; vải dệt kim, vải dệt thoi;
- Xử lý vải để trắng;
- In mẫu hoa văn trên vải trắng hoặc vải màu;
- Xử lý hoàn tất vải dệt thoi, vải dệt kim;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các công đoạn hóa nhuộm;
- Quản lý định mức nguyên nhiên liệu, định mức lao động;
- Xây dựng các kế hoạch sản xuất hóa nhuộm.
Ngành công nghệ hóa nhuộm (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ hóa nhuộm trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục A Phần 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng:
- Thực hiện thành thạo các quy trình công nghệ hóa nhuộm cơ bản từ tiền xử lý, nhuộm, in, đến khi xử lý hoàn tất để hoàn thiện sản phẩm;
- Thực hiện được các thí nghiệm hóa nhuộm để phân tích mặt hàng và thiết kế đơn công nghệ phù hợp với mặt hàng gia công;
- Vận hành các thiết bị công nghệ như tiền xử lý, nhuộm, in, xử lý hoàn tất; thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm; nhận dạng các lỗi sai hỏng sản phẩm và xử lý các sự cố công nghệ trong quá trình sản xuất;
- Kiểm tra, đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và sau khi sản xuất hóa nhuộm;
- Tính toán định mức, điều tiết kế hoạch sản xuất trong từng công đoạn; đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong quá trình sản xuất;
- Truyền đạt hiệu quả các thông tin ý tưởng, giải pháp tới người khác để thực hiện các nhiệm vụ, công việc của nghề hóa nhuộm;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ hóa nhuộm trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng sau:
- Thực hiện thành thạo các quy trình công nghệ hóa nhuộm cơ bản từ tiền xử lý, nhuộm, in, đến khi xử lý hoàn tất để hoàn thiện sản phẩm;
- Thực hiện được các thí nghiệm hóa nhuộm để phân tích mặt hàng và thiết kế đơn công nghệ phù hợp với mặt hàng gia công;
- Vận hành các thiết bị công nghệ như tiền xử lý, nhuộm, in, xử lý hoàn tất; thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm; nhận dạng các lỗi sai hỏng sản phẩm và xử lý các sự cố công nghệ trong quá trình sản xuất;
- Kiểm tra, đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và sau khi sản xuất hóa nhuộm;
- Tính toán định mức, điều tiết kế hoạch sản xuất trong từng công đoạn; đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong quá trình sản xuất;
- Truyền đạt hiệu quả các thông tin ý tưởng, giải pháp tới người khác để thực hiện các nhiệm vụ, công việc của nghề hóa nhuộm;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Người học ngành công nghệ hóa nhuộm trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 6 Mục A Phần 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập nâng cao trình độ:
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ hóa nhuộm trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Theo đó, người học ngành công nghệ hóa nhuộm trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?