Người học ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 8 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Vận hành trạm xử lý nước thải;
- Bảo trì, bảo dưỡng trạm xử lý nước thải;
- Vận hành trạm xử lý nước cấp;
- Bảo trì, bảo dưỡng trạm xử lý nước cấp;
- Vận hành trạm xử lý khí thải;
- Bảo trì, bảo dưỡng trạm xử lý khí thải;
- Quản lý dữ liệu tài nguyên nước, khí thải, chất thải;
- Phân tích các chỉ số môi trường trong phòng thí nghiệm.
Như vậy, người học ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Vận hành trạm xử lý nước thải;
- Bảo trì, bảo dưỡng trạm xử lý nước thải;
- Vận hành trạm xử lý nước cấp;
- Bảo trì, bảo dưỡng trạm xử lý nước cấp;
- Vận hành trạm xử lý khí thải;
- Bảo trì, bảo dưỡng trạm xử lý khí thải;
- Quản lý dữ liệu tài nguyên nước, khí thải, chất thải;
- Phân tích các chỉ số môi trường trong phòng thí nghiệm.
Ngành công nghệ kỹ thuật môi trường (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Xác định được vị trí, điều tra, đánh giá môi trường nước thải, nước cấp, khí thải, chất thải rắn;
- Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu trước khi thực địa và triển khai công tác điều tra, đánh giá môi trường nước thải, nước cấp, khí thải, chất thải rắn;
- Xây dựng được quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản về nước thải, nước cấp, khí thải, chất thải rắn;
- Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập sau quá trình điều tra thực địa và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá;
- Tổ chức tiến hành thi công, quản lý và vận hành các công trình quan trắc môi trường nước thải, nước cấp, khí thải, chất thải rắn;
- Phân tích, đánh giá được hiện trạng, diễn biến môi trường nước thải, nước cấp, khí thải, chất thải rắn;
- Vận hành, thao tác đúng trình tự các công trình xử lý nước thải, nước cấp, khí thải, chất thải rắn;
- Bảo dưỡng được công trình xử lý nước thải, nước cấp, khí thải, chất thải rắn;
- Phát hiện và báo cáo kịp thời những hiện tượng không bình thường, sự cố xảy ra khi vận hành công trình;
- Đọc và vẽ được các loại bản vẽ thiết kế toàn bộ hay một hạng mục công trình khai thác tài nguyên nước vừa và nhỏ;
- Đo đạc, kiểm tra, đánh giá chính xác hiện trạng các hạng mục công trình trong hệ thống công trình xử lý môi trường;
- Sử dụng được các công cụ trợ giúp hiện đại như phần mềm máy tính, các thiết bị đo đạc và thí nghiệm để có thể nghiên cứu hay theo học các chương trình cao hơn;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng như trên.
Người học ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tuân thủ đúng các qui trình, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan trong hoạt động nghề nghiệp. Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân đối với đơn vị, cộng đồng, xã hội;
- Có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp và có ý chí vươn lên;
- Có ý thức tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ;
- Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, có kỹ năng giao tiếp;
- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Có ý thức trong sử dụng và tiết kiệm năng lượng hiệu quả;
- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
Theo đó, người học ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?