Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp nếu làm nghề liên quan đến ngành này thường làm việc ở đâu?
- Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người họcphải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực vật liệu, luyện kim, sản xuất và công nghệ kỹ thuật khác (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
...
- Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống;
- Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn kèm cặp được kỹ năng nghề nghiệp cho thợ bậc thấp hơn;
- Lập được kế hoạch, tổ chức và tham gia quản lý trong quá trình sản xuất;
- Giao nhận ca đúng quy trình, ghi mẫu biểu chính xác;
- Vận dụng được các kiến thức 5S vào quá trình thực hiện từng công việc cụ thể;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy (Hình từ Internet)
Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp nếu làm nghề liên quan đến ngành này thường làm việc ở đâu?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng là ngành, nghề chuyên sản xuất ra sản phẩm bột giấy và các loại giấy từ nguyên liệu thực vật (gỗ, tre, nứa...) và từ giấy thu hồi, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các vị trí việc làm chính của ngành, nghề là: Thực hiện các biện pháp về an toàn lao động, xử lý nguyên liệu, sản xuất bột hóa, thu hồi hóa chất sau nấu, sản xuất bột hóa nhiệt cơ, kiểm nghiệm trong quá trình sản xuất bột giấy, chuẩn bị bột và phụ gia, vận hành máy xeo, vận hành tráng phủ giấy, vận hành phần hoàn thành, kiểm nghiệm trong quá trình sản xuất giấy và các tông, tái chế giấy loại, xử lý chất thải, tổ chức và quản lý sản xuất.
Người hành nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy thường làm việc trong các xưởng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bột giấy và giấy, các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Công việc thường phải tiếp xúc với máy móc, thiết bị hoạt động liên tục theo dây chuyền, đôi khi tiếp xúc với môi trường làm việc có nhiệt độ, tiếng ồn cao, hóa chất. Công việc yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động cao và tính chất công việc mang tính tập thể. Vì vậy, người lao động phải có đủ năng lực kiến thức, sức khỏe, có tâm với nghề nghiệp, có khả năng làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ mới.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.400 giờ (tương đương 85 tín chỉ).
Như vậy, người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp nếu làm nghề liên quan đến ngành này thường làm việc trong các xưởng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bột giấy và giấy, các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Công việc thường phải tiếp xúc với máy móc, thiết bị hoạt động liên tục theo dây chuyền, đôi khi tiếp xúc với môi trường làm việc có nhiệt độ, tiếng ồn cao, hóa chất.
Công việc yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động cao và tính chất công việc mang tính tập thể. Vì vậy, người lao động phải có đủ năng lực kiến thức, sức khỏe, có tâm với nghề nghiệp, có khả năng làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ mới.
Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Theo đó, người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?