Người học ngành công nghệ sinh học trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Người học ngành công nghệ sinh học trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học trình độ trung cấp thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
- Người học ngành công nghệ sinh học trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Người học ngành công nghệ sinh học trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục B Phần 12 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật kiến trúc, công trình xây dựng, cơ khí, điện, điện tử, truyền thông và hóa học (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ sinh học trình độ trung cấp là ngành, nghề ứng dụng công nghệ dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với các quy trình và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp tạo ra các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ đời sống của con người, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các sản phẩm của ngành công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi trong đời sống của con người như: Vacxin, kháng sinh, các sản phẩm dùng trong y khoa, thực phẩm lên men, các hoạt chất sinh học, thực phẩm chức năng, giống cây trồng - vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật…
Người tốt nghiệp nghề công nghệ sinh học trình độ cao đẳng có thể thực hiện các công việc tại phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất, để tiến hành các thí nghiệm khoa học - kỹ thuật trong phân tích, xét nghiệm, sản xuất tạo các sản phẩm liên quan đến công nghệ sinh học như:
- Tiến hành các thí nghiệm cơ bản, chuyên biệt, phức tạp; trong đó các thí nghiệm có thể được thực hiện trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất chế phẩm vi sinh, thực phẩm lên men, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nhân giống cây trồng…;
- Thu thập thông tin, yêu cầu của thí nghiệm và có thể làm việc với các bên liên quan (nhân viên phòng thí nghiệm, khách hàng hoặc nhà cung cấp) để giải quyết các sản phẩm không phù hợp;
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ)
Theo đó, người học ngành công nghệ sinh học trình độ trung cấp khối lượng kiến thức tối thiểu là 1.700 giờ tương đương 60 tín chỉ.
Tức là theo quy định thì cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 60 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.
Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo ngành công nghệ sinh học trình độ trung cấp để có thêm thông tin.
Ngành công nghệ sinh học (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học trình độ trung cấp thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục B Phần 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Trình bày được những định nghĩa, cấu trúc, chức năng và thành phần cấu tạo của tế bào thực vật, vi sinh vật;
- Mô tả được nguyên lý của các quá trình sinh học; quá trình sinh trưởng của thực vật, vi sinh vật;
- Trình bày được các quy trình thực hành chuẩn: kỹ thuật vô trùng, sử dụng kính hiển vi, thí nghiệm sinh học, thí nghiệm hóa học, thí nghiệm sinh học phân tử, thí nghiệm kiểm tra thực phẩm, phân tích thông số môi trường, thực hiện quy trình nhân giống thực vật, thực hiện quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh, sản phẩm lên men, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm;
- Mô tả được cách vận hành, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ sử dụng trong các quy trình thực hiện ứng dụng công nghệ sinh học;
- Trình bày được các quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, an toàn sinh học;
- Mô tả được các nguyên tắc quản lý, phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi ngành công nghệ sinh học.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học trình độ trung cấp thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành công nghệ sinh học trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 6 Mục B Phần 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ sinh học trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học ngành công nghệ sinh học trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?