Người học ngành điện tàu thủy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành điện tàu thủy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành điện tàu thủy trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành điện tàu thủy trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành điện tàu thủy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục A Phần 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (sau đây là gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt thiết bị và hệ thống tự động;
- Vận hành, giám sát hệ thống tự động;
- Bảo trì, sửa chữa thiết bị và hệ thống tự động;
- Tư vấn kỹ thuật và kinh doanh thiết bị tự động;
- Thiết kế, thi công, lập trình điều khiển sử dụng vi điều khiển (hệ thống nhúng);
- Thiết kế, thi công, lập trình điều khiển sử dụng bộ điều khiển công nghiệp;
- Lắp đặt, lập trình, vận hành Robot công nghiệp.
Như vậy, người học ngành điện tàu thủy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt thiết bị và hệ thống tự động;
- Vận hành, giám sát hệ thống tự động;
- Bảo trì, sửa chữa thiết bị và hệ thống tự động;
- Tư vấn kỹ thuật và kinh doanh thiết bị tự động;
- Thiết kế, thi công, lập trình điều khiển sử dụng vi điều khiển (hệ thống nhúng);
- Thiết kế, thi công, lập trình điều khiển sử dụng bộ điều khiển công nghiệp;
- Lắp đặt, lập trình, vận hành Robot công nghiệp.
Ngành điện tàu thủy (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành điện tàu thủy trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục A Phần 6 Quy định về khối lượng ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Đọc được các kí hiệu, qui ước của các bản vẽ kỹ thuật, các sơ đồ điện chuyên ngành theo tiêu chuẩn IEC;
- Tính toán, lựa chọn, kiểm tra được tình trạng hoạt động và sử dụng các loại động cơ, cảm biến, mạch điện tử cơ bản, thiết bị đo lường và điều khiển, các cơ cấu chấp hành khí nén/thủy lực, các thiết bị trung gian như: Rơle/công tắc tơ...;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng để tính toán, thiết kế sơ đồ mạch và lắp ráp các mạch điện tử cơ bản; tính toán, thiết kế sơ đồ đấu nối các bộ điều khiển với thiết bị ngoại vi;
- Lắp đặt, cài đặt được thông số và vận hành được các thiết bị, tủ/bảng điện, dây chuyền sản xuất và hệ thống tự động;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề chuyên dùng thông dụng;
- Lập trình điều khiển được hệ thống sử dụng các bộ điều khiển số: PLC, vi điều khiển...;
- Lập trình được ứng dụng điều khiển chuyển động cơ bản của cánh tay robot;
- Lập trình được giao diện điều khiển giám sát trên HMI;
- Bảo trì, sửa chữa được thiết bị và hệ thống tự động;
- Tư vấn kỹ thuật được cho khách hàng về kinh doanh thiết bị tự động;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật trong thi công lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các thiết bị trong hệ thống điều khiển tự động hóa;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành điện tàu thủy trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng như trên.
Người học ngành điện tàu thủy trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục A Phần 6 Quy định về khối lượng ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;
- Tự chịu trách nhiệm về chất lượng công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
Như vậy, người học ngành điện tàu thủy trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Tải Quy định ngành điện tàu thủy mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?