Người học ngành gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Học ngành gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp thì người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào?
- Người học ngành gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 8 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và ngôn ngữ (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị dụng cụ;
- Pha phôi;
- Gia công mặt phẳng, cong sản phẩm;
- Gia công mối ghép mộng;
- Gia công ghép ván;
- Tiện gỗ;
- Lắp ráp sản phẩm;
- Trang trí bề mặt sản phẩm;
- Gia công sản phẩm đồ gỗ gia dụng;
- Thiết kế sản phẩm mộc.
Như vậy, người học ngành gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:
- Chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị dụng cụ;
- Pha phôi;
- Gia công mặt phẳng, cong sản phẩm;
- Gia công mối ghép mộng;
- Gia công ghép ván;
- Tiện gỗ;
- Lắp ráp sản phẩm;
- Trang trí bề mặt sản phẩm;
- Gia công sản phẩm đồ gỗ gia dụng;
- Thiết kế sản phẩm mộc.
Ngành gia công và thiết kế sản phẩm mộc (Hình từ Internet)
Học ngành gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp thì người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Trình bày được quy định an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường trong quá trình làm việc;
- Phân tích được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ;
- Phân biệt được những khuyết tật của gỗ để phòng tránh khi gia công;
- Giải thích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản;
- Trình bày được các quy định về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;
- Phân tích được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ;
- Phân tích được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ;
- Phân tích được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ;
- Nêu được công dụng, phương pháp sử dụng các lệnh vẽ trong các phần mềm thiết kế để dựng hình và vẽ sản phẩm mộc như Autocad, 3D Max, Photoshop và Coreldraw ...;
- Phân tích được các yêu cầu của sản phẩm mộc, nguyên lý thiết kế đảm bảo kích thước, công dụng và tính mỹ thuật;
- Phân tích được nguyên tắc tạo và gán các vật liệu trong thiết kế sản phẩm mộc, phản ánh được đặc điểm của vật liệu từng chi tiết của sản phẩm mộc;
- Phân tích được quy trình thiết kế sản phẩm mộc trong không gian nội thất sẵn có;
- Trình bày được quy trình chuẩn bị nguyên vật liệu;
- Phân tích được quy trình pha phôi;
- Mô tả được quy trình gia công mặt phẳng, mặt cong sản phẩm gỗ;
- Phân tích được quy trình gia công mối ghép sản phẩm, quy trình gia công ghép ván;
- Mô tả được quy trình tiện gỗ, quy trình lắp ráp sản phẩm;
- Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm đồ gỗ;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Theo đó, học ngành gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp thì người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có thái độ nghề nghiệp đúng đắn, yêu nghề; chủ động, sáng tạo trong công việc;
- Có đủ sức khỏe để lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;
- Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng bản thân;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Quản lý được các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả; giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.
Như vậy, người học ngành gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?