Người học ngành hành chính logistics trình độ cao đẳng được trang bị những kỹ năng gì để hỗ trợ cho công việc sau này?
- Người học ngành hành chính logistics trình độ cao đẳng phải hoàn thành bao nhiêu tín chỉ trước khi tốt nghiệp?
- Người học ngành hành chính logistics trình độ cao đẳng được trang bị những kỹ năng gì để hỗ trợ cho công việc sau này?
- Yêu cầu về mức độ tự chủ và trách nhiệm của người theo học ngành hành chính logistics trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp?
Người học ngành hành chính logistics trình độ cao đẳng phải hoàn thành bao nhiêu tín chỉ trước khi tốt nghiệp?
Theo căn cứ tại mục 1 Mục A Chương 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề)
Hành chính Logistics trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc thủ tục hành chính: xử lý chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ khai báo hải quan, kinh doanh Logistics, chăm sóc khách hàng, thanh toán quốc tế và giao nhận hiện trường.
Công việc của người làm nghề Hành chính Logistics là đảm bảo cho quá trình vận hành, giao nhận hàng hóa và các dịch vụ của đơn vị được thực hiện một cách tiết kiệm nhất, giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trong môi trường cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật của ngành, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nêu trên đòi hỏi người nhân viên phải được trang bị những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, các kiến thức về kinh tế, kế toán, logistics, hải quan, ngoại thương, xuất nhập khẩu, bán hàng, thanh toán quốc tế, giao nhận vận tải quốc tế, chăm sóc khách hàng. Đồng thời người học cần phải được trang bị những kỹ năng mềm song song với trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2190 giờ (tương đương 79 tín chỉ)
Như vậy, người học ngành hành chính logistics trình độ cao đẳng phải hoàn thành 79 tín chỉ trước khi ra trường.
Người học ngành hành chính logistics trình độ cao đẳng phải hoàn thành bao nhiêu tín chỉ trước khi tốt nghiệp? (hình từ internet)
Người học ngành hành chính logistics trình độ cao đẳng được trang bị những kỹ năng gì để hỗ trợ cho công việc sau này?
Theo căn cứ tại mục 3 Mục A Chương 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH thì người học ngành hành chính logistics trình độ cao đẳng được trang bị những kỹ năng sau đây:
- Sử dụng thành thạo thiết bị văn phòng: máy fax, máy scan, máy photocopy,...;
- Giao tiếp, trao đổi, đàm phán, thuyết phục khách hàng;
- Quản lý thời gian, lên kế hoạch;
- Áp dụng quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, xử lý đơn hàng;
- Nắm bắt tâm lý, nhu cầu của khách hàng;
- Cập nhật các quy định pháp luật mới nhất liên quan đến ngành nghề;
- Quản lý, cập nhật hồ sơ khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ liên quan;
- Thực hiện điều phối, phối hợp với các bộ phận liên quan;
- Theo dõi cập nhật và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch;
- Giám sát và thực hiện các thao tác nghiệp vụ thanh toán, các giao dịch với nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng;
- Lập kế hoạch, quản lý và tổ chức các cuộc họp;
- Quản lý, sử dụng và đào tạo nhân sự để tổ chức thực hiện công việc của nhóm, của bộ phận và tiến hành huấn luyện, đào tạo nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc;
- Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Yêu cầu về mức độ tự chủ và trách nhiệm của người theo học ngành hành chính logistics trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp?
Theo căn cứ tại mục 4 Mục A Chương 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH thì người theo học ngành hành chính logistics trình độ cao đẳng sau khi ra trường cần phải:
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;
- Có ý thức làm việc một cách cẩn thận, chính xác, đảm đúng quy định chuẩn mực của pháp luật;
- Tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình trong công tác;
- Thân thiện, cởi mở, sẵn sàng phục vụ;
- Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm; thiện chí trong tiếp nhận ý kiến và giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công việc;
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc;
- Rèn luyện khả năng chịu áp lực cao trong công việc, khả năng thích ứng, linh hoạt trong xử lý tình huống, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;
- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng với sự phát triển thực tiễn của ngành Logistics nói chung;
- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong quá trình tác nghiệp;
- Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?