Người học ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng nào?
- Người học ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Sửa chữa chi tiết trục;
- Sửa chữa chi tiết bạc;
- Sửa chữa chi tiết thanh truyền, càng gạt;
- Sửa chữa chi tiết hộp;
- Sửa chữa chi tiết dạng đĩa;
- Sửa chữa chi tiết thân máy;
- Sửa chữa hệ thống thủy lực, khí nén;
- Bảo dưỡng chi tiết và cụm chi tiết máy công cụ;
- Lắp ráp và điều chỉnh máy sau sửa chữa.
Như vậy, người học ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:
- Sửa chữa chi tiết trục;
- Sửa chữa chi tiết bạc;
- Sửa chữa chi tiết thanh truyền, càng gạt;
- Sửa chữa chi tiết hộp;
- Sửa chữa chi tiết dạng đĩa;
- Sửa chữa chi tiết thân máy;
- Sửa chữa hệ thống thủy lực, khí nén;
- Bảo dưỡng chi tiết và cụm chi tiết máy công cụ;
- Lắp ráp và điều chỉnh máy sau sửa chữa.
Ngành nguội sửa chữa máy công cụ (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Sử dụng thành thạo các phần mềm 2D, 3D để vẽ và đọc được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp tương đối phức tạp;
- Vẽ tách được các chi tiết từ cụm bản vẽ lắp có đến 10 chi tiết, xác định được chính xác yêu cầu kỹ thuật của chi tiết vẽ tách;
- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo - kiểm tra và các trang thiết bị, dụng cụ thông dụng của nghề;
- Sửa chữa được các chi tiết máy, cơ cấu máy từ đơn giản đến phức tạp;
- Bảo dưỡng, kiểm tra được các mối ghép, cơ cấu, bộ phận máy, tổng thành máy công cụ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Lắp ráp, điều chỉnh, kiểm tra được các mối ghép, cơ cấu, bộ phận máy sau khi sửa chữa đảm bảo đạt chuẩn quy định;
- Phát hiện, khắc phục được các sai hỏng, các sự cố xảy ra trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng;
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá được kết quả công việc trong sửa chữa, bảo dưỡng, lắp ráp máy công cụ theo kế hoạch trung tu, đại tu của cơ sở sản xuất;
- Ghi được nhật ký cũng như báo cáo công việc, tiến độ công việc;
- Sửa chữa, lắp ráp, bảo dưỡng máy công cụ vừa và nhỏ theo nhóm dự án có hiệu quả;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng như trên.
Người học ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chủ động hoàn thành các công việc chuyên môn; hướng dẫn, giám sát được cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;
- Giám sát được chất lượng, tiến độ thực hiện công việc của cá nhân và của cả nhóm;
- Tuân thủ nghiêm túc quy trình sản xuất, chủ động phòng ngừa các tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra;
- Tích cực sử dụng các biện pháp vệ sinh công nghiệp để ngăn ngừa các nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường làm việc của người thợ;
- Làm việc độc lập, theo nhóm, hợp tác với đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Như vậy, người học ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Chủ động hoàn thành các công việc chuyên môn; hướng dẫn, giám sát được cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;
- Giám sát được chất lượng, tiến độ thực hiện công việc của cá nhân và của cả nhóm;
- Tuân thủ nghiêm túc quy trình sản xuất, chủ động phòng ngừa các tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra;
- Tích cực sử dụng các biện pháp vệ sinh công nghiệp để ngăn ngừa các nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường làm việc của người thợ;
- Làm việc độc lập, theo nhóm, hợp tác với đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?