Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng như thế nào?
- Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 10 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và thú y (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Sản xuất giống cá nước ngọt;
- Nuôi cá thương phẩm nước ngọt;
- Nuôi cá cảnh nước ngọt;
- Ương giống và nuôi thương phẩm cá nước lạnh;
- Sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số thủy đặc sản nước ngọt;
- Phòng và trị bệnh ĐVTS nước ngọt;
- Tư vấn và dịch vụ vật tư, sản phẩm thủy sản.
Như vậy, người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Sản xuất giống cá nước ngọt;
- Nuôi cá thương phẩm nước ngọt;
- Nuôi cá cảnh nước ngọt;
- Ương giống và nuôi thương phẩm cá nước lạnh;
- Sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số thủy đặc sản nước ngọt;
- Phòng và trị bệnh ĐVTS nước ngọt;
- Tư vấn và dịch vụ vật tư, sản phẩm thủy sản.
Ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Nhận dạng được một số loài động vật thủy sản nuôi, một số thủy sinh vật trong thủy vực nước ngọt;
- Nhận dạng và ứng dụng được vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Xây dựng được kế hoạch sản xuất phù hợp với từng đối tượng thủy sản và thị trường tiêu thụ;
- Thực hiện thành thạo quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng cá nước ngọt có giá trị kinh tế;
- Thực hiện thành thạo quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy đặc sản nước ngọt;
- Thực hiện được quy trình công nghệ nuôi cá cảnh;
- Thực hiện thành thạo quy trình công nghệ ương giống và nuôi một số đối tượng thủy sản nước lạnh;
- Xác định và quản lý được một số yếu tố môi trường trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Chuẩn bị và sử dụng được thức ăn trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Vận chuyển thành thạo động vật thủy sản nước ngọt đảm bảo an toàn, hiệu quả;
- Áp dụng được biện pháp phòng bệnh tổng hợp; chẩn đoán và trị được một số bệnh thường gặp ở động vật thủy sản nước ngọt;
- Sử dụng được một số loại chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất, thiết bị, dụng cụ và các trang thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt đảm bảo an toàn và hiệu quả;
- Nghiệm thu đánh giá kết quả sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số ĐVTS nước ngọt có giá trị kinh tế;
- Cập nhật, tuyên truyền được quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước liên quan đến nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống;
- Tổng hợp thông tin, viết và trình bày báo cáo;
- Tư vấn và dịch vụ vật tư, sản phẩm thủy sản.
- Thực hiện được mô hình sản xuất kinh doanh nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Thực hiện thành thạo biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng như trên.
Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;
- Trung thực và có tính kỷ luật cao, có khả năng làm việc độc lập, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất lượng và năng suất cao;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Sử dụng vật tư trong nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Sẵn sàng tiếp nhận cái mới, đề xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, quy trình công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc được giao;
- Có ý thức bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, nước thải trước khi xả ra môi trường xung quanh;
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp bảo hộ, an toàn lao động và giữ vệ sinh chung nơi làm việc.
Như vậy, người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?