Người học ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ cao đẳng thì phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 14 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy;
- Huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Chữa cháy;
- Cứu nạn, cứu hộ;
- Tuyên truyền, vận động quần chúng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Quản lý vận hành, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy;
- Thiết kế hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.
Như vậy, người học ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy;
- Huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Chữa cháy;
- Cứu nạn, cứu hộ;
- Tuyên truyền, vận động quần chúng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Quản lý vận hành, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy;
- Thiết kế hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.
Ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Tổ chức, sắp xếp công việc, đánh giá kết quả công việc;
- Thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong quá trình điều tra cơ bản về phòng cháy chữa cháy, lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy và kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy;
- Thực hiện được phương pháp huấn luyện; quy trình tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy; kỹ thuật, quy trình chữa cháy…;
- Xây dựng được kế hoạch huấn luyện; hướng dẫn được kỹ thuật cá nhân, đội hình cứu nạn cứu hộ cho cán bộ, chiến sĩ cứu nạn cứu hộ;
- Xây dựng được phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, kế hoạch tổ chức thực tập, diễn tập phương án chữa cháy và phương án cứu nạn cứu hộ theo quy trình;
- Đánh giá được các đặc điểm liên quan đến chiến thuật chữa cháy, đặc điểm của đám cháy xảy ra ở nhà và công trình dân dụng trong thực tế;
- Thực hiện được các hoạt động chữa cháy khi xảy ra cháy tại các cơ sở tài nguyên thiên nhiên, cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, nhà và công trình dân dụng trong thực tế. Đánh giá được các đặc điểm liên quan đến chiến thuật chữa cháy, đặc điểm của đám cháy xảy ra trong điều kiện đặc biệt. Biết lựa chọn các hoạt động chữa cháy cần thực hiện trong điều kiện đặc biệt trong phạm vi một tổ;
- Đánh giá, phân tích được đặc điểm các dạng sự cố, tai nạn tại hiện trường; hướng dẫn sử dụng và áp dụng kỹ thuật cứu nạn cứu hộ khi sự cố, tai nạn: Sập đổ nhà, công trình, sạt lở đất đá; sự cố, tai nạn phương tiện giao thông, dưới nước và các tình huống sự cố, tai nạn trong điều kiện đặc biệt); Áp dụng và tổ chức thực hiện các biện pháp, chiến thuật cứu nạn cứu hộ, biện pháp đảm bảo an toàn trong cứu nạn, cứu hộ; Tổ chức chỉ huy được lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ tại hiện trường sự cố, tai nạn;
- Sử dụng được các phương tiện, thiết bị chữa cháy, áp dụng kỹ, chiến thuật chữa cháy, chỉ huy, phân công nhiệm vụ được cho các chiến sỹ trong phạm vi một tổ chữa cháy và phối hợp hoạt động của các tổ với nhau;
- Thuyết trình những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trước mọi người; có khả năng giao tiếp tốt, có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp qua thư điện tử và các phương tiện truyền thông khác;
- Nhận dạng được các thiết bị, dụng cụ trang bị trên phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, kiểm tra, vận hành thành thạo phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Thao tác sử dụng các dụng cụ, thiết bị bảo hộ, thiết bị kiểm tra;
- Thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình chuẩn bị phương tiện;
- Xử lý các tình huống, sự cố xảy ra trong quá trình phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ hoạt động, thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình vận hành;
- Đánh giá, phán đoán chính xác tình trạng hoạt động của phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Điều lệnh CAND, quy định của pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành phòng cháy chữa cháy;
- Làm việc theo đội hình nhóm; chỉ huy điều hành phối hợp nhóm;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng như trên.
Người học ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ cao đẳng thì phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập trong các điều kiện thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân trước quyết định, trước pháp luật;
- Tổ chức làm việc, hướng dẫn người khác: đồng đội, nhân viên tại các cơ sở. Có khả năng thích ứng làm việc nhóm trong các đội hình theo điều lệnh chiến đấu;
- Có khả năng điều hành, đánh giá kết quả hoạt động nhóm.
Như vậy, người học ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ cao đẳng thì phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Tải Quy định về ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?