Người học ngành quản trị lữ hành trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?

Chị ơi cho em hỏi: Người học ngành quản trị lữ hành trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào? Học ngành này sau khi tốt nghiệp phải có được những kỹ năng nào? Đây là câu hỏi của bạn Thanh Thuận đến từ Long An.

Người học ngành quản trị lữ hành trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 4 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thiết kế chương trình du lịch;
- Marketing và truyền thông;
- Kinh doanh và chăm sóc khách hàng;
- Điều hành tổ chức chương trình du lịch;
- Điều hành thiết kế chương trình du lịch;
- Điều hành tổ chức chương trình du lịch;
- Điều hành tổ chức kinh doanh lữ hành.

Như vậy, người học ngành quản trị lữ hành trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc như sau:

- Thiết kế chương trình du lịch;

- Marketing và truyền thông;

- Kinh doanh và chăm sóc khách hàng;

- Điều hành tổ chức chương trình du lịch;

- Điều hành thiết kế chương trình du lịch;

- Điều hành tổ chức chương trình du lịch;

- Điều hành tổ chức kinh doanh lữ hành.

Lữ hành

Ngành quản trị lữ hành (Hình từ Internet)

Học ngành quản trị lữ hành trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp thì người học phải có những kỹ năng nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Kỹ năng
- Tổ chức khảo sát, điều hành và thiết kế được chương trình du lịch cơ bản, phức tạp;
- Xây dựng được chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu của khách;
- Tổ chức quảng cáo và bán chương trình du lịch một cách hiệu quả;
- Tổ chức quản lý và điều hành thực hiện chương trình du lịch theo đúng quy trình;
- Lập, lưu trữ, quản lý hồ sơ của khách hàng và các nhà cung ứng dịch vụ;
- Tuân thủ và thực hiện theo quy trình làm việc tại văn phòng lữ hành;
- Điều hành tổ chức chăm sóc khách hàng và giải quyết phàn nàn của khách hàng hiệu quả;
- Giám sát và thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các nhà cung ứng dịch vụ;
- Cập nhật những kiến thức, thông tin mới về các tuyến, điểm du lịch;
- Quản lý và sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị tại bộ phận lữ hành;
- Giám sát và thực hiện được thao tác nghiệp vụ thanh toán, các giao dịch với các nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng;
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc sử dụng các phần mềm đặt giữ chỗ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Soạn thảo và hoàn thiện các loại hợp đồng du lịch theo yêu cầu của khách hàng;
- Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Theo đó, học ngành quản trị lữ hành trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp thì người học phải có những kỹ năng như trên.

Người học ngành quản trị lữ hành trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
- Yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;
- Chấp nhận áp lực công việc, thích nghi với môi trường làm việc thường xuyên có sự thay đổi;
- Tôn trọng khách hàng, quan tâm chăm sóc và thuyết phục được khách hàng;
- Hợp tác với đồng nghiệp và đối tác;
- Trung thực, chủ động khắc phục khó khăn trong công việc;
- Linh hoạt trong xử lý tình huống;
- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
- Tuân thủ các quy định về pháp luật trong kinh doanh du lịch, kinh doanh lữ hành;
- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.

Như vậy, người học ngành quản trị lữ hành trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:

- Tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp

- Yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;

- Chấp nhận áp lực công việc, thích nghi với môi trường làm việc thường xuyên có sự thay đổi;

- Tôn trọng khách hàng, quan tâm chăm sóc và thuyết phục được khách hàng;

- Hợp tác với đồng nghiệp và đối tác;

- Trung thực, chủ động khắc phục khó khăn trong công việc;

- Linh hoạt trong xử lý tình huống;

- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

- Tuân thủ các quy định về pháp luật trong kinh doanh du lịch, kinh doanh lữ hành;

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.

Tải Quy định về ngành, nghề quản trị lữ hành mới nhất năm 2023. Tải về

Ngành quản trị lữ hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người học ngành quản trị lữ hành trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Pháp luật
Người học ngành quản trị lữ hành trình độ cao đẳng phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ mới có thể ra trường?
Pháp luật
Học ngành quản trị lữ hành trình độ trung cấp thì người học sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Pháp luật
Học ngành quản trị lữ hành trình độ trung cấp thì sau khi tốt nghiệp người học phải có kiến thức và kỹ năng gì để áp dụng cho công việc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành quản trị lữ hành
792 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành quản trị lữ hành

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành quản trị lữ hành

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào