Người học ngành tài chính ngân hàng hệ cao đẳng sau khi ra trường có thể làm việc ở các đơn vị nào?
- Người học ngành tài chính ngân hàng trình độ cao đẳng sau khi ra trường có thể làm việc ở các đơn vị nào?
- Yêu cầu về mức độ tự chủ và trách nhiệm của người theo học ngành tài chính ngân hàng trình độ cao đẳng?
- Người học ngành tài chính ngân hàng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức gì để hỗ trợ cho công việc sau này?
Người học ngành tài chính ngân hàng trình độ cao đẳng sau khi ra trường có thể làm việc ở các đơn vị nào?
Theo căn cứ tại mục 1 Mục A Chương 3 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH giới thiệu chung về ngành tài chính ngân hàng như sau:
Tài chính - Ngân hàng là ngành nghề liên quan đến các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ thông qua ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các công cụ tài chính của ngân hàng phát hành trong phạm vi nội địa và quốc tế; lĩnh vực tài chính tại các doanh nghiệp.
Nghề Tài Chính -Ngân hàng là nghề thực hiện các công việc: nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu), nghiệp vụ thanh toán, kế toán ngân hàng thương mại, nghiệp vụ kho quỹ, xử lý rủi ro tín dụng, thẩm định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp, phân tích và quản trị tài chính, môi giới chứng khoán.
Tiếp đó, việc luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế và việc sử dụng tài chính trong doanh nhiệp được vận hành giống như các mạch máu trong cơ thể, nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống của nền kinh tế. Do đó, nền kinh tế có phát triển hay khủng hoảng thì triển vọng việc làm của ngành không bao giờ hạn hẹp.
Như vậy, với những kiến thức và kỹ năng được đào tạo khi học nghề Tài Chính - Ngân hàng trình độ cao đẳng, người lao động có thể làm việc ở các đơn vị cơ quan như:
- Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
- Các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác, các tổ chức tài chính; quỹ đầu tư, sàn giao dịch chứng khoán;
- Công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên kế toán của các công ty;
- Bộ phận tài chính của các công ty, tập đoàn.
Người học ngành tài chính ngân hàng hệ cao đẳng sau khi ra trường có thể làm việc ở các đơn vị nào? (hình từ internet)
Yêu cầu về mức độ tự chủ và trách nhiệm của người theo học ngành tài chính ngân hàng trình độ cao đẳng?
Theo căn cứ tại mục 4 Mục A Chương 3 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH thì người học ngành tài chính ngân hàng cần phải:
- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước;
- Cần cù, chịu khó, sáng tạo, cầu tiến trong công việc;
- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo và tổ chức;
- Thực hiện nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ;
- Đoàn kết, hợp tác, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong công việc;
- Làm việc có phương pháp khoa học, có tính tổ chức kỷ luật;
- Tự tin, chủ động trong xác định mục đích, yêu cầu công việc, cách thức thực hiện công việc;
- Phân tích, giải quyết vấn đề, đúc kết kinh nghiệm, cải tiến công việc được giao;
- Tự đánh giá được kết quả công việc của bản thân và kết quả công việc của nhóm;
- Thích nghi và xử lý được những vấn đề phức tạp, thích ứng được khi điều kiện làm việc thay đổi;
- Chịu được áp lực công việc;
- Ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Người học ngành tài chính ngân hàng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức gì để hỗ trợ cho công việc sau này?
Theo căn cứ tại mục 2 Mục A Chương 3 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH thì người học ngành tài chính ngân hàng được trang bị những kiến thức sau đây để hỗ trợ cho công việc sau này:
- Kiến thức đại cương:
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quân sự và rèn luyện sức khỏe;
+ Trình bày được các kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận vấn đề thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng.
- Kiến thức cơ sở ngành:
+ Trình bày được các khái niệm cơ bản về tài chính tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, quản trị học, kế toán;
+ Trình bày được các khái niệm, công thức toán tài chính;
+ Trình bày được kiến thức ngoại ngữ cơ bản đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam
+ Trình bày được kiến thức tin học trong công tác Tài chính - Ngân hàng đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;
+ Các kiến thức cơ sở ngành sẽ là sơ sở để nghiên cứu các kiến thức chuyên sâu của ngành.
- Kiến thức chuyên ngành:
+ Liệt kê, mô tả được các biểu mẫu, chứng từ ngân hàng liên quan đến các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng (tín dụng cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ thương mại), kho quỹ, thẩm định tín dụng, xử lý nợ, kế toán;
+ Liệt kê được quy trình thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng (tín dụng cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ thương mại), kho quỹ, thẩm định tín dụng, xử lý nợ;
+ Trình bày được các kiến thức, nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân hàng;
+ Liệt kê được các rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng; trình bày được các bước trong quy trình xử lý rủi ro tín dụng ngân hàng;
+ Trình bày được cách thức thực hiện các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán;
+ Trình bày được một số chỉ tiêu tài chính sử dụng đánh giá tình hình kinh tế, ngân hàng và thị trường tài chính;
+ Trình bày và phân tích được được các chỉ tiêu tài chính để định giá tài sản doanh nghiệp, thẩm định tài sản và quản trị tài chính.
Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?