Người học nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp thì sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp thì sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Học nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp thì phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ mới có thể tốt nghiệp?
- Người học nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Người học nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp thì sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Đón tiếp khách tại các cơ sở lưu trú du lịch;
- Đặt buồng cho khách tại các cơ sở lưu trú du lịch;
- Hỗ trợ hành lý tại các cơ sở lưu trú du lịch;
- Hỗ trợ thông tin cho khách tại các cơ sở lưu trú du lịch.
Như vậy, người học nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp thì sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:
- Đón tiếp khách tại các cơ sở lưu trú du lịch;
- Đặt buồng cho khách tại các cơ sở lưu trú du lịch;
- Hỗ trợ hành lý tại các cơ sở lưu trú du lịch;
- Hỗ trợ thông tin cho khách tại các cơ sở lưu trú du lịch.
Nghiệp vụ lễ tân (Hình từ Internet)
Học nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp thì phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ mới có thể tốt nghiệp?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH và khoản 1 Điều 1 Quyết định 600/QĐ-LĐTBXH năm 2020 như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp là ngành, nghề trực tiếp thực hiện, quản lý, điều hành bộ phận tiền sảnh tại các cơ sở lưu trú du lịch, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện tại cơ sở lưu trú du lịch trong điều kiện và môi trường làm việc đa dạng, phong phú trải rộng cả về mặt không gian và thời gian; thường xuyên có sự giao tiếp với khách du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ và các đối tác khác. Các công việc trong nghề chủ yếu được tiến hành làm việc độc lập và làm việc theo nhóm tại bộ phận tiền sảnh. Để hành nghề người lao động phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, có ngoại hình cân đối (không dị hình, dị tật, không nói ngọng, nói lắp, không mắc bệnh truyền nhiễm, có chiều cao), có kỹ năng giao tiếp tốt, trang phục gọn gàng, sạch sẽ; có kiến thức nghiệp vụ và ngoại ngữ; sử dụng tốt tiếng Anh phổ thông và tiếng Anh chuyên ngành khách sạn du lịch và một số ngoại ngữ khác; sử dụng thành thạo tin học phổ thông và tin học chuyên ngành; có đạo đức nghề nghiệp (thật thà, trung thực, cởi mở, hiếu khách…).Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
Như vậy, học nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp thì phải hoàn thành Khối lượng kiến thức tối thiểu là 1400 giờ tương đương 50 tín chỉ.
Tức là theo quy định thì cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 50 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.
Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp để có thêm thông tin.
Người học nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục B Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH và khoản 1 Điều 1 Quyết định 600/QĐ-LĐTBXH năm 2020 như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Như vậy, người học nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như sau:
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Tải Quy định ngành, nghề quản trị lễ tân mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?