Người hù dọa trẻ bằng âm thanh hình ảnh làm trẻ sợ hãi có phải là bạo lực trẻ em không? Nếu có thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt không?
- Người hù dọa trẻ bằng âm thanh hình ảnh làm trẻ sợ hãi có phải là bạo lực trẻ em không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt người hù dọa trẻ bằng âm thanh hình ảnh làm trẻ sợ hãi không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với người hù dọa trẻ bằng âm thanh hình ảnh làm trẻ sợ hãi là bao lâu?
Người hù dọa trẻ bằng âm thanh hình ảnh làm trẻ sợ hãi có phải là bạo lực trẻ em không?
Căn cứ tại điểm d khoản 1, khoản 2 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, có quy định về vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em như sau:
Vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này.
Theo đó tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, có quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
…
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
…
Theo quy định trên thì thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần là hành vi bạo lực với trẻ em.
Như vậy, thì người hù dọa trẻ bằng âm thanh hình ảnh làm trẻ sợ hãi là bạo lực trẻ em và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (cá nhân)
Ngoài ra, thì phải chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em và buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm trên.
Người hù dọa trẻ bằng âm thanh hình ảnh làm trẻ sợ hãi có phải là bạo lực trẻ em không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt người hù dọa trẻ bằng âm thanh hình ảnh làm trẻ sợ hãi không?
Căn cứ tại khoản 15 Điều 37 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
...
15. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
Theo đó tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
…
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng.
Hành vi người hù dọa trẻ bằng âm thanh hình ảnh làm trẻ sợ hãi bị phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt người hù dọa trẻ bằng âm thanh hình ảnh làm trẻ sợ hãi.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với người hù dọa trẻ bằng âm thanh hình ảnh làm trẻ sợ hãi là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, có quy định về thời hiệu xử phạt vi hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
…
Theo đó tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, có quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
“a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
…
Như vậy, theo quy định trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với người hù dọa trẻ bằng âm thanh hình ảnh làm trẻ sợ hãi là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?