Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm bố trí xử lý cho các tình huống khẩn nguy sân bay, chống dịch bệnh lây lan như thế nào?
- Nhà ga hành khách tại cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh như thế nào?
- Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm bố trí xử lý cho các tình huống khẩn nguy sân bay, chống dịch bệnh lây lan như thế nào?
- Việc khử trùng khi có dịch bệnh truyền nhiễm tại cảng hàng không, sân bay được tiến hành như thế nào?
Nhà ga hành khách tại cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh như thế nào?
Việc đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh tại nhà ga hành khách tại cảng hàng không, sân bay được quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Phòng, chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay
1. Phương tiện, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và tuân theo các chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc phòng, chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, dịch bệnh lây lan qua đường hàng không.
2. Nhà ga hành khách phải được đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Vệ sinh phòng bệnh thông thường; trong trường hợp có dịch bệnh phải được tăng cường vệ sinh, khử trùng thường xuyên bằng hóa chất diệt khuẩn được phép sử dụng theo quy định;
b) Bố trí đủ dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng rửa tay tại các khu vệ sinh và một số khu vực thuận tiện trong nhà ga;
c) Bố trí đủ trang thiết bị, bảo hộ, thuốc, hóa chất để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
...
Theo đó, nhà ga hành khách tại cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh như sau:
- Vệ sinh phòng bệnh thông thường; trong trường hợp có dịch bệnh phải được tăng cường vệ sinh, khử trùng thường xuyên bằng hóa chất diệt khuẩn được phép sử dụng theo quy định;
- Bố trí đủ dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng rửa tay tại các khu vệ sinh và một số khu vực thuận tiện trong nhà ga;
- Bố trí đủ trang thiết bị, bảo hộ, thuốc, hóa chất để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm bố trí xử lý cho các tình huống khẩn nguy sân bay, chống dịch bệnh lây lan như thế nào? (Hình từ Internet)
Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm bố trí xử lý cho các tình huống khẩn nguy sân bay, chống dịch bệnh lây lan như thế nào?
Việc bố trí xử lý cho các tình huống khẩn nguy sân bay, chống dịch bệnh lây lan tại cảng hàng không, sân bay được quy định tại điểm d khoản 14 Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Kết cấu hạ tầng sân bay và công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay
...
14. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
...
d) Bố trí tối thiểu 01 vị trí đỗ tàu bay biệt lập phục vụ cho các tình huống khẩn nguy sân bay, chống dịch bệnh lây lan hoặc trong các tình huống bảo đảm an ninh hàng không, an ninh quốc phòng. Vị trí đỗ tàu bay biệt lập phải được bố trí cách xa các vị trí đỗ tàu bay khác, nhà cửa hoặc các công trình công cộng khác, đảm bảo thuận lợi cho công tác an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy và xử lý nghiệp vụ. Không bố trí vị trí đỗ tàu bay biệt lập phía trên các công trình ngầm: bể chứa nhiên liệu tàu bay, hệ thống đường ống cung cấp nhiên liệu cho tàu bay, tuyến cáp điện lực hoặc cáp thông tin;
...
Theo đó, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm bố trí xử lý cho các tình huống khẩn nguy sân bay, chống dịch bệnh lây lan như sau:
- Bố trí tối thiểu 01 vị trí đỗ tàu bay biệt lập phục vụ cho các tình huống khẩn nguy sân bay, chống dịch bệnh lây lan hoặc trong các tình huống bảo đảm an ninh hàng không, an ninh quốc phòng.
+ Vị trí đỗ tàu bay biệt lập phải được bố trí cách xa các vị trí đỗ tàu bay khác, nhà cửa hoặc các công trình công cộng khác, đảm bảo thuận lợi cho công tác an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy và xử lý nghiệp vụ.
+ Không bố trí vị trí đỗ tàu bay biệt lập phía trên các công trình ngầm: bể chứa nhiên liệu tàu bay, hệ thống đường ống cung cấp nhiên liệu cho tàu bay, tuyến cáp điện lực hoặc cáp thông tin.
Việc khử trùng khi có dịch bệnh truyền nhiễm tại cảng hàng không, sân bay được tiến hành như thế nào?
Việc khử trùng khi có dịch bệnh truyền nhiễm tại cảng hàng không, sân bay được quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Phòng, chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay
...
4. Trường hợp có dịch bệnh truyền nhiễm, tùy mức độ cảnh báo dịch, tàu bay thực hiện chuyến bay quốc tế, chuyến bay nội địa phải được khử trùng bằng hóa chất diệt khuẩn được phép sử dụng theo quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và hãng hàng không chịu trách nhiệm xử lý y tế đối với tàu bay của hãng. Việc khử trùng được thực hiện như sau:
a) Người, hàng hóa có dấu hiệu mang dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A phải được kiểm tra và xử lý y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
b) Tàu bay có dấu hiệu mang dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A phải được đỗ tại vị trí đỗ cách ly, tiến hành khử trùng tàu bay theo quy định.
...
Theo đó, việc khử trùng khi có dịch bệnh truyền nhiễm tại cảng hàng không, sân bay được tiến hành như sau:
- Người, hàng hóa có dấu hiệu mang dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A phải được kiểm tra và xử lý y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
- Tàu bay có dấu hiệu mang dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A phải được đỗ tại vị trí đỗ cách ly, tiến hành khử trùng tàu bay theo quy định.
Lưu ý:
Trường hợp có dịch bệnh truyền nhiễm, tùy mức độ cảnh báo dịch, tàu bay thực hiện chuyến bay quốc tế, chuyến bay nội địa phải được khử trùng bằng hóa chất diệt khuẩn được phép sử dụng theo quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và hãng hàng không chịu trách nhiệm xử lý y tế đối với tàu bay của hãng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?