Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện bố trí trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy như thế nào?
- Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện bố trí trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy như thế nào?
- Nội dung người khai thác cảng hàng không, sân bay phải tiến hành huấn luyện phòng cháy chữa cháy như thế nào?
- Thời gian phản ứng của xe chữa cháy giữa thời điểm báo động đầu tiên đến thời điểm khi xe chữa cháy đầu tiên đến vị trí tàu bay phải bảo đảm điều gì?
Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện bố trí trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy như thế nào?
Việc bố trí trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Công tác cứu nạn, chữa cháy, khẩn nguy sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo:
...
c) Trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy, dung tích nước, khối lượng chất tạo bọt (foam), bột phù hợp với cấp cứu hỏa sân bay; phương tiện, thiết bị phục vụ khẩn nguy sân bay phù hợp với quy mô cảng hàng không, tần suất hoạt động của tàu bay, điều kiện địa hình cảng hàng không và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay. Đối với cảng hàng không, sân bay ở vùng có địa hình, môi trường phức tạp, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy, khẩn nguy phù hợp;
...
Theo đó, người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện bố trí trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy như sau:
- Trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy phù hợp với cấp cứu hỏa sân bay;
+ Phương tiện, thiết bị phục vụ khẩn nguy sân bay phù hợp với quy mô cảng hàng không, tần suất hoạt động của tàu bay, điều kiện địa hình cảng hàng không và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
+ Đối với cảng hàng không, sân bay ở vùng có địa hình, môi trường phức tạp, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy, khẩn nguy phù hợp.
Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện bố trí trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung người khai thác cảng hàng không, sân bay phải tiến hành huấn luyện phòng cháy chữa cháy như thế nào?
Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải tiến hành huấn luyện phòng cháy chữa cháy theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Công tác cứu nạn, chữa cháy, khẩn nguy sân bay
...
6. Nội dung huấn luyện phòng cháy, chữa cháy phải phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy đặc thù của cơ sở. Đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tại các sân bay; ngoài các nội dung huấn luyện chữa cháy khẩn nguy trên sân bay, chữa cháy cứu nạn tàu bay, phải được huấn luyện các chiến thuật chữa cháy tại các khu vực trong nhà ga, kho, đài trạm, công trình bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay.
...
Theo đó, nội dung người khai thác cảng hàng không, sân bay phải tiến hành huấn luyện phòng cháy chữa cháy được quy định như sau:
- Nội dung huấn luyện phòng cháy, chữa cháy phải phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy đặc thù của cơ sở.
- Đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tại các sân bay; ngoài các nội dung huấn luyện chữa cháy khẩn nguy trên sân bay, chữa cháy cứu nạn tàu bay, phải được huấn luyện các chiến thuật chữa cháy tại các khu vực trong nhà ga, kho, đài trạm, công trình bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay.
Thời gian phản ứng của xe chữa cháy giữa thời điểm báo động đầu tiên đến thời điểm khi xe chữa cháy đầu tiên đến vị trí tàu bay phải bảo đảm điều gì?
Thời gian phản ứng giữa thời điểm báo động đầu tiên đến thời điểm khi xe chữa cháy đầu tiên đến vị trí tàu bay được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Công tác cứu nạn, chữa cháy, khẩn nguy sân bay
...
2. Thời gian phản ứng là thời gian giữa thời điểm báo động đầu tiên đến thời điểm khi xe chữa cháy đầu tiên đến vị trí tàu bay lâm nạn xả bọt với tốc độ tối thiểu là 50% tốc độ xả. Thời gian phản ứng của xe chữa cháy phải bảo đảm các quy định sau:
a) Không quá 02 phút để đi đến bất cứ điểm nào của các đường cất hạ cánh đang hoạt động trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch, không bị mưa;
b) Không quá 03 phút đi đến bất cứ bộ phận nào của khu bay trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch, không bị mưa.
...
Theo đó, thời gian phản ứng của xe chữa cháy giữa thời điểm báo động đầu tiên đến thời điểm khi xe chữa cháy đầu tiên đến vị trí tàu bay phải bảo đảm:
- Không quá 02 phút để đi đến bất cứ điểm nào của các đường cất hạ cánh đang hoạt động trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch, không bị mưa;
- Không quá 03 phút đi đến bất cứ bộ phận nào của khu bay trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch, không bị mưa.
Lưu ý:
Người khai thác cảng hàng không, sân bay, các tổ chức hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải xây dựng nội quy phòng, chống cháy nổ, phương án phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT về phòng cháy, chữa cháy, trong đó có các nội dung sau:
- Tình huống cháy lớn phức tạp và tình huống cháy đặc trưng khác, dự báo khả năng phát triển của đám cháy;
- Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy, thoát nạn phù hợp với từng giai đoạn và từng tình huống cháy;
- Kế hoạch hiệp đồng phối hợp với các cơ quan phòng cháy và chữa cháy, quân đội, công an và các đơn vị liên quan khác trên địa bàn khi có tình huống xảy ra cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?