Người khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề khai thác tài nguyên dưới mặt nước. Cho tôi hỏi người khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Câu hỏi của anh Huỳnh Minh ở Lâm Đồng.

Trách nhiệm của cá nhân khi khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản là gì?

Theo điểm d khoản 2 Điều 13 Luật Thủy sản 2017 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản như sau:

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
...
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện bảo vệ và khai thác thủy sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản;
c) Dành hành lang cho loài thủy sản di chuyển khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá;
d) Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản;
đ) Tuân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thủy sản.
...

Theo quy định trên, cá nhân khi khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản thì có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.

Khai thác tài nguyên dưới mặt nước

Khai thác tài nguyên dưới mặt nước (Hình từ Internet)

Người khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Căn cứ điểm d khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
...
d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này.

Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong hoạt động thủy sản như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Theo đó, người khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt người khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản không?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 54 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt
...
7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường:
a) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12; Điều 13; khoản 1 Điều 14; khoản 3 Điều 19; các điểm a, b, c khoản 1 Điều 41 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 18; khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 và khoản 3 Điều 15; Điều 18; khoản 3 Điều 19; Điều 32; Điều 41; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
...

Như vậy, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt thì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường không có thẩm quyền xử phạt người khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản.

Tài nguyên dưới mặt nước
Nguồn lợi thủy sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nguồn lợi thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ai là chủ sở hữu của nguồn lợi thủy sản?
Pháp luật
Mẫu thông tin về tổ chức cộng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung quyết định công nhận và giao quyền cho tổ chức cộng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là mẫu nào?
Pháp luật
Tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có thể kiêm thêm nghề phụ lưới kéo không? Tàu đánh bắt thủy sản bị thu hồi giấy phép khai thác thủy sản khi nào?
Pháp luật
Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản có bao gồm hoạt động phân vùng khai thác thủy sản không?
Pháp luật
Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản có được Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương được chi không?
Pháp luật
Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản có bao gồm việc thả bổ sung loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên hay không?
Pháp luật
Căn cứ lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản có bao gồm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hay không?
Pháp luật
Lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thì việc Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học có nằm trong đó hay không?
Pháp luật
Cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì phải phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản hay không?
Pháp luật
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là quỹ gì? Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên dưới mặt nước
1,250 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài nguyên dưới mặt nước Nguồn lợi thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên dưới mặt nước Xem toàn bộ văn bản về Nguồn lợi thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào