Người khiếu nại có thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận đơn ghi giấy biên nhận đã tiếp nhận đơn khiếu nại hay không?
- Đơn khiếu nại phải đáp ứng đầy đủ các nội dung nào thì mới đạt yêu cầu theo quy định pháp luật?
- Người khiếu nại có thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận đơn khiếu nại ghi giấy biên nhận đã tiếp nhận đơn khiếu nại hay không?
- Phải giải quyết đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan như thế nào?
Đơn khiếu nại phải đáp ứng đầy đủ các nội dung nào thì mới đạt yêu cầu theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định về phân loại đơn như sau:
"Điều 6. Phân loại đơn
...
2. Phân loại theo điều kiện xử lý, bao gồm đơn đủ điều kiện xử lý, đơn không đủ điều kiện xử lý.
a) Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng; Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
- Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
- Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
- Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
- Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo.
..."
Theo đó, người khiếu nại khi viết đơn khiếu nại phải chú ý thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định nêu trên thì mới đáp ứng đúng yếu cầu theo quy định pháp luật.
Người khiếu nại có thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận đơn ghi giấy biên nhận đã tiếp nhận đơn khiếu nại hay không?
Người khiếu nại có thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận đơn khiếu nại ghi giấy biên nhận đã tiếp nhận đơn khiếu nại hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định về tiếp nhận đơn khiếu nại như sau:
"Điều 5. Tiếp nhận đơn
Đơn được tiếp nhận để phân loại và xử lý từ các nguồn sau đây:
1. Đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính;
2. Đơn được gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
3. Đơn do Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật;
4. Đơn do lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng chuyển đến."
Theo quy định thì đơn khiếu nại có thể được gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc người khiếu nại có thể gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Như vậy, hiện tại việc tiếp nhận đơn khiếu nại chỉ quy định về cách thực nộp đơn chứ không quy định về việc ghi giấy biên nhận đã tiếp nhận đơn khiếu nại.
Phải giải quyết đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định về việc xử lý đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết như sau:
"Điều 8. Xử lý đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết
1. Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn khiếu nại do lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban và cơ quan khác của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Trung ương, Ủy ban Kiểm tra trung ương và các ban đảng Trung ương, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp chuyển đến thì người xử lý đơn trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và có văn bản phúc đáp.
3. Đơn khiếu nại do Ban tiếp công dân trung ương, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở cấp tỉnh, cấp huyện chuyển đến thì Ban tiếp công dân báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp để xin ý kiến chỉ đạo việc xử lý.
4. Đối với những vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã có quyết định giải quyết nhưng người khiếu nại có đơn gửi đến Thanh tra Chính phủ hoặc Trụ sở tiếp công dân trung ương thì Trưởng Ban tiếp công dân trung ương báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ giao cho các vụ, cục, đơn vị kiểm tra, báo cáo, đề xuất văn bản trả lời công dân hoặc trao đổi với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hướng xử lý."
Như vậy, trường hợp người khiếu nại gửi đơn khiếu nại đến cơ quan không có thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết.
Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?