Người không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ bị phạt bao nhiêu tiền?

Tôi có một câu hỏi như sau: Người không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ bị phạt bao nhiêu tiền? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.H ở Đồng Nai.

Người không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt đối với người không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 107/2013/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về vận chuyển vật liệu phóng xạ
...
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của bên vận chuyển:
a) Không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ;
b) Không lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở theo quy định;
c) Không xây dựng kế hoạch, không thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định;
d) Sử dụng phương tiện vận chuyển không đúng quy định về an toàn bức xạ;
đ) Không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển;
e) Vận chuyển kiện hàng, chuyển hàng chất phóng xạ vượt quá chỉ số vận chuyển theo quy định;
g) Vận chuyển chất phóng xạ trong điều kiện liều bức xạ tại buồng lái và tại chỗ người ngồi vượt quá quy định về an toàn bức xạ;
h) Không thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển;
i) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ khi kiện hàng phóng xạ không có người nhận.
...

Theo quy định trên, người không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Chất phóng xạ

Chất phóng xạ (Hình từ Internet)

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt người không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 22 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP về thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:

Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
...

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 45a, Điều 45b và Điều 45c Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 250.000.000 đồng đối với cá nhân, và cao nhất là 500.000.000 đồng đối với tổ chức.

Do người không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 8.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt người này.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ là bao lâu?

Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ là 02 năm.

Chất phóng xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khi phát tán chất phóng xạ từ sự cố nghiêm trọng, các hậu quả không được phép xảy ra là gì?
Pháp luật
Người phạm tội vận chuyển trái phép chất phóng xạ qua biên giới là phụ nữ có thai thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Pháp luật
Người phát tán trái phép chất phóng xạ do lạc hậu làm chết 03 người thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Người tàng trữ trái phép chất phóng xạ có tổ chức nhưng sau đó tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Người mua bán trái phép chất phóng xạ qua biên giới do bị người khác cưỡng bức thực hiện thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Người sử dụng trái phép chất phóng xạ gây chết người sau đó đầu thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Người chiếm đoạt chất phóng xạ dẫn đến chết người là con của người có công với cách mạng thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Thực hiện công việc sản xuất, chế biến chất phóng xạ, nhân viên và người phụ trách an toàn phải được đào tạo và có Giấy chứng nhận như thế nào?
Pháp luật
Người không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hành vi không khai báo việc sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ là hành vi như thế nào theo Thông tư 19/2023/TT-BKHCN?
Pháp luật
Vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất chất phóng xạ dẫn đến 03 người chết thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất phóng xạ
863 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất phóng xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất phóng xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào