Người khuyết tật có cơ hội chọn khu vực cư trú và nơi họ sống không? Cản trở họ thực hiện quyền này thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Người khuyết tật có cơ hội chọn khu vực cư trú và nơi họ sống không?
Căn cứ theo khoản a Điều 19 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Sống độc lập và là một phần của cộng đồng
Các quốc gia thành viên Công ước này công nhận quyền bình đẳng của mọi người khuyết tật được sống trong cộng đồng theo sự lựa chọn bình đẳng như những người khác, tiến hành mọi biện pháp hiệu quả và thích hợp để tạo điều kiện cho người khuyết tật hưởng trọn vẹn quyền này, giúp họ gia nhập và tham gia hoàn toàn vào cộng đồng, bao gồm việc bảo đảm rằng:
a. Người khuyết tật có cơ hội chọn khu vực cư trú và nơi họ sống, người họ sống cùng, trên cơ sở bình đẳng với những người khác và không bị bắt buộc phải sống trong một điều kiện cụ thể nào;
b. Người khuyết tật có được tiếp cận với một tập hợp dịch vụ tại nhà, tại khu vực cư trú hoặc các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng khác, trong đó có sự hỗ trợ cá nhân cần thiết để họ sống và gia nhập cộng đồng, và ngăn chặn sự cách ly và tách biệt khỏi cộng đồng;
c. Các dịch vụ và cơ sở vật chất cộng đồng dành cho quảng đại công chúng phải dành cho người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng, và phải đáp ứng các nhu cầu của họ.
Theo đó, người khuyết tật có cơ hội chọn khu vực cư trú và nơi họ sống, người họ sống cùng, trên cơ sở bình đẳng với những người khác và không bị bắt buộc phải sống trong một điều kiện cụ thể nào.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Quyền tự do cư trú của người khuyết tật chỉ bị hạn chế trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Cư trú 2020 quy định như sau:
Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân
1. Công dân thực hiện quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
b) Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng;
d) Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ theo quy định của Luật này;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của luật.
3. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật. Nội dung, thời gian hạn chế quyền tự do cư trú thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền hoặc theo quy định của luật có liên quan.
Theo đó, quyền tự do cư trú của người khuyết tật chỉ bị hạn chế trong các trường hợp như trên.
Việc thực hiện quyền tự do cư trú của người khuyết tật chỉ bị hạn chế theo quy định của luật. Nội dung, thời gian hạn chế quyền tự do cư trú thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền hoặc theo quy định của luật có liên quan.
Cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tự do cư trú thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi;
b) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 04 đến 08 người lưu trú;
c) Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú;
d) Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
...
Như vậy, cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tự do cư trú thì sẽ bị Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Tuy nhiên mức phạt tiền này áp dụng cho cá nhân, tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt gấp 02 lần mức phạt này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?