Người khuyết tật có được cấp giấy chứng minh nhân dân không? Thủ tục cấp giấy chứng minh nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?
Người khuyết tật có được cấp giấy chứng minh nhân dân không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân như sau:
"1- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này.
2- Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng."
Bên cạnh đó, Điều 4 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định các đối tượng sau đây tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân sau đây:
"1- Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
2- Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.
Các trường hợp nói ở khoản 1, khoản 2 điều này nếu khỏi bệnh, hết thời hạn tạm giam, thời hạn thi hành án phạt tù hoặc hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh thì được cấp Chứng minh nhân dân."
Đối chiếu quy định trên, như vậy, bạn 20 tuổi, bạn bị khuyết tật ở hai chân và chưa có chứng minh nhân dân. Nếu bạn không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì bạn vẫn được cấp chứng minh nhân dân.
Chứng minh nhân dân
Thủ tục cấp giấy chứng minh nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định thủ tục cấp Chứng minh nhân dân như sau:
1- Công dân quy định tại khoản 1 Điều 3 có nghĩa vụ phải đến cơ quan công an làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân :
a) Cấp Chứng minh nhân dân mới :
Xuất trình hộ khẩu thường trú;
Chụp ảnh;
In vân tay;
Khai các biểu mẫu;
Nộp giấy Chứng minh nhân dân đã cấp theo Quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 (nếu có).
b) Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân theo Điều 5 Nghị định này.
Đơn trình bày rõ lý do xin đổi chứng minh hoặc cấp lại có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Xuất trình hộ khẩu thường trú;
Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
Chụp ảnh;
In vân tay hai ngón trỏ;
Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
Nộp lại Chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung theo quy định tại các điểm c, d, e Điều 5 Nghị định này.
2- Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định tại điểm a, b trên đây, cơ quan công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, tối đa không quá 15 ngày (ở thành phố, thị xã), và 30 ngày (ở địa bàn khác).
3- Công dân được cấp lần đầu, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, phải nộp lệ phí theo quy định.
Như vậy khi đi làm chứng minh nhân dân bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
+ Xuất trình hộ khẩu thường trú;
+ Chụp ảnh;
+ In vân tay;
+ Khai các biểu mẫu;
+ Nộp giấy Chứng minh nhân dân đã cấp theo Quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 (nếu có).
Lệ phí đăng ký chứng minh nhân dân được pháp luật quy định ra sao?
Theo Thông tư 06/2008/TT-BCA-C11 hướng dẫn một số điểm về lệ phí đăng ký cư trú, cấp chứng minh nhân dân có quy định như sau:
"I. Các trường hợp miễn thu lệ phí đăng ký cư trú, cấp chứng minh nhân dân
2. Các trường hợp miễn thu lệ phí cấp Chứng minh nhân dân bao gồm miễn thu lệ phí khi cấp mới Chứng minh nhân dân và khi cấp đổi Chứng minh nhân dân do Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng (quá 15 năm kể từ ngày cấp)
II. Các trường hợp không thu lệ phí đăng ký cư trú, cấp chứng minh nhân dân
2. Các trường hợp không thu lệ phí cấp Chứng minh nhân dân bao gồm:
a) Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh;
b) Công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc."
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn chưa từng làm chứng minh nhân dân thì căn cứ theo quy định trên bạn sẽ thuộc trường hợp miễn lệ phí khi cấp chứng minh nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?