Người khuyết tật khi nào sẽ được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?
- Việc lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe của người khuyết tật có phải là trách nhiệm của trạm y tế cấp xã không? Trách nhiệm của trạm y tế là gì?
- Người khuyết tật khi nào sẽ được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với người khuyết tật thuộc những trường hợp nào?
Việc lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe của người khuyết tật có phải là trách nhiệm của trạm y tế cấp xã không? Trách nhiệm của trạm y tế là gì?
Việc lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe của người khuyết tật được quy định tại Điều 21 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú
1. Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng;
b) Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật;
c) Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.
2. Kinh phí để thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Theo quy định của pháp luật thì việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú thì trạm y tế xã có những trách nhiệm như sau:
- Thực hiện triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về việc chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật;
- Hướng dẫn người khuyết tật các phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng;
- Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật;
- Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật là trách nhiệm của trạm y tế cấp xã.
Lưu ý: Kinh phí để lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Người khuyết tật khi nào sẽ được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?
Việc hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật được quy định tại Điều 22 Luật Người khuyết tật 2010 như sau
Khám bệnh, chữa bệnh
1. Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.
2. Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
3. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật người khuyết tật được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong trường hợp người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác.
Người khuyết tật khi nào sẽ được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh? (Hình từ internet)
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với người khuyết tật thuộc những trường hợp nào?
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật thuộc các đối tượng được quy định tại Điều 23 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho người khuyết tật.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp.
4. Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho các trường hợp khuyết tật sau:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Người khuyết tật nặng;
- Trẻ em khuyết tật;
- Người cao tuổi khuyết tật;
- Phụ nữ khuyết tật có thai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?