Người khuyết tật tại Việt Nam có phải là đối tượng được hưởng chính sách về hỗ trợ nhà ở xã hội không?
- Những người khuyết tật đặc biệt nào được các quốc gia bảo đảm quyền hưởng hưởng các chương trình phúc lợi xã hội và chương trình xoá đói giảm nghèo?
- Người khuyết tật tại Việt Nam có phải là đối tượng được hưởng chính sách về hỗ trợ nhà ở xã hội không?
- Ở Việt Nam, các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội thì người khuyết tật có được ưu tiên hỗ trợ trước không?
Những người khuyết tật đặc biệt nào được các quốc gia bảo đảm quyền hưởng hưởng các chương trình phúc lợi xã hội và chương trình xoá đói giảm nghèo?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 28 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Mức sống và phúc lợi xã hội thỏa đáng
1. Quốc gia thành viên công nhận quyền của người khuyết tật và gia đình của họ được có mức sống thỏa đáng, trong đó có điều kiện ăn, mặc và ở thỏa đáng, và quyền của người khuyết tật được có điều kiện sống liên tục cải thiện, và tiến hành các bước thích hợp để bảo vệ và thúc đẩy việc biến quyền này thành hiện thực mà không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật.
2. Quốc gia thành viên công nhận quyền của người khuyết tật được hưởng phúc lợi xã hội và được hưởng quyền đó mà không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật, và tiến hành các bước thích hợp để bảo vệ và thúc đẩy việc biến quyền này thành hiện thực, trong đó có các biện pháp:
a. Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận bình đẳng đối với dịch vụ nước sạch, bảo đảm cho họ tiếp cận các dịch vụ, thiết bị và sự hỗ trợ khác phục vụ những nhu cầu xuất phát từ tình trạng khuyết tật;
b. Bảo đảm quyền của người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ và bé gái khuyết tật, người già khuyết tật được hưởng các chương trình phúc lợi xã hội và chương trình xoá đói giảm nghèo;
c. Bảo đảm cho người khuyết tật và gia đình họ sống trong tình trạng nghèo khổ được tiếp cận sự giúp đỡ từ quỹ hỗ trợ người khuyết tật, trong đó có thể bằng cách đào tạo, tư vấn hoặc hỗ trợ tài chính và động viên tạm thời một cách thích hợp;
d. Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình nhà ở công cộng;
e. Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình và phúc lợi hưu trí.
Theo đó, người khuyết tật đặc biệt là phụ nữ và bé gái khuyết tật, người già khuyết tật được các quốc gia bảo đảm hưởng các chương trình phúc lợi xã hội và chương trình xoá đói giảm nghèo.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Người khuyết tật tại Việt Nam có phải là đối tượng được hưởng chính sách về hỗ trợ nhà ở xã hội không?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:
1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;
9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Do đó, người khuyết tật mà thuộc những trường hợp trên thì sẽ là đối tượng được hưởng chính sách về hỗ trợ nhà ở xã hội tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội thì người khuyết tật có được ưu tiên hỗ trợ trước không?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 52 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
1. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Có sự kết hợp giữa Nhà nước, cộng đồng dân cư, dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong việc thực hiện chính sách;
b) Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cộng đồng dân cư;
c) Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
d) Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất; trường hợp các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện thì đối tượng là người khuyết tật, nữ giới được ưu tiên hỗ trợ trước;
đ) Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộ gia đình.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn.
Theo đó, ở Việt Nam, các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội thì đối tượng là người khuyết tật, nữ giới được ưu tiên hỗ trợ trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?