Người khuyết tật theo quy định pháp luật hiện hành có được tham gia thi đấu thể thao hay không?
Người khuyết tật theo quy định có được tham gia thi đấu thể thao hay không?
Căn cứ Điều 14 Luật Thể dục, Thể thao 2006 quy định về thể dục, thể thao cho người khuyết tật như sau:
Thể dục, thể thao cho người khuyết tật
1. Nhà nước tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, hoà nhập cộng đồng; bảo đảm cơ sở vật chất và chế độ, chính sách cho vận động viên thể thao khuyết tật tập luyện và thi đấu các giải thể thao quốc gia, quốc tế.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao các cấp phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao, cơ quan, tổ chức có liên quan tạo điều kiện, hướng dẫn người khuyết tật tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.
4. Công trình thể thao phải được thiết kế phù hợp để người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
Như vậy, theo quy định thì người khuyết tật không những được tham gia thi đấu thể thao mà còn được nhà nước tạo điều kiện để tham gia hoạt động thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, hòa nhập cộng đồng.
Tải về mẫu Giấy xác nhận khuyết tật mới nhất 2023: Tại Đây
Người khuyết tật theo quy định có được tham gia thi đấu thể thao hay không? (Hình từ Internet)
Người khuyết tật khi trực tiếp sử dụng dịch vụ thể thao có được giảm giá vé hay không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch như sau:
Miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao sau đây:
a) Bảo tàng, di tích văn hóa - lịch sử, thư viện và triển lãm;
b) Nhà hát, rạp chiếu phim;
c) Các cơ sở thể thao khi diễn ra các hoạt động thể dục, thể thao trong nước;
d) Các cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch khác.
2. Người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 50% giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch phát hành vé giảm giá cho người khuyết tật. Để được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ, người khuyết tật cần xuất trình Giấy xác nhận khuyết tật.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Điều này.
5. Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giảm giá vé, giá dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý nhưng không thấp hơn mức quy định tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định, người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được miễn giá vé khi trực tiếp sử dụng dịch vụ tại các cơ sở thể thao khi diễn ra các hoạt động thể thao trong nước.
Đối với trường hợp người khuyết tật nặng thì được giảm tối thiểu 50% giá vé.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có được tổ chức Đại hội thể thao tại Việt Nam cho người khuyết tật hay không?
Căn cứ khoản 18 Điều 2 Nghị định 01/2023/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
18. Về thể dục, thể thao cho mọi người:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức các Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho người khuyết tật;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chiến lược và các chương trình quốc gia phát triển thể dục, thể thao sau khi được phê duyệt;
c) Quy định tiêu chí đánh giá phong trào thể dục, thể thao quần chúng;
d) Tổ chức, hướng dẫn việc xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên thể dục, thể thao quần chúng; tuyên truyền, hướng dẫn các phương pháp luyện tập thể dục, thể thao; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cộng tác viên thể dục, thể thao cơ sở;
đ) Tổ chức điều tra thể chất nhân dân; hướng dẫn, áp dụng và phát triển các môn thể thao dân tộc, các phương pháp rèn luyện sức khỏe truyền thống ở trong và ngoài nước;
e) Quyết định tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho người khuyết tật; giải thi đấu thể thao quần chúng cấp quốc gia;
g) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn, tổ chức thực hiện về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang nhân dân;
h) Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động của các câu lạc bộ, cơ sở thể dục, thể thao quần chúng và câu lạc bộ cổ động viên.
...
Như vậy, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức chứ không có quyền tổ chức Đại hội thể thao tại Việt Nam cho người khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?