Người kinh doanh vận tải khi phát hiện hàng hóa có hiện tượng tự bốc cháy trong quá trình vận tải hàng hóa đường thủy nội địa thì phải xử lý như thế nào?
- Người kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa được quy định thế nào?
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa được tính thời điểm nào?
- Người kinh doanh vận tải khi phát hiện hàng hóa có hiện tượng tự bốc cháy trong quá trình vận tải hàng hóa đường thủy nội địa thì phải xử lý như thế nào?
Người kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa được quy định thế nào?
Theo khoản 23 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định như sau:
23. Người kinh doanh vận tải là người vận tải giao kết hợp đồng vận tải hàng hoá, hành khách với người thuê vận tải để thực hiện việc vận tải hàng hoá, hành khách mà có thu cước phí vận tải.
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
1. Hàng hóa là bất cứ tài sản nào, kể cả công-ten-nơ, ván sàn, tấm nâng hàng, vật liệu chèn lót hàng hóa hay công cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác mà không do tổ chức, cá nhân vận tải cung cấp.
Theo đó, người kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa là người vận tải giao kết hợp đồng vận tải hàng hoá với người thuê vận tải để thực hiện việc vận tải hàng hoá mà có thu cước phí vận tải.
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa được tính thời điểm nào?
Người kinh doanh vận tải khi phát hiện hàng hóa có hiện tượng tự bốc cháy trong quá trình vận tải hàng hóa đường thủy nội địa thì phải xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 5 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa
1. Lập giấy vận chuyển theo mẫu tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này sau khi hàng hóa đã xếp xong xuống phương tiện.
2. Vận tải hàng hóa đến điểm đến và bảo đảm thời gian vận tải theo hợp đồng đã ký với người thuê vận tải.
3. Các nghĩa vụ khác được quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Theo khoản 2 Điều 87 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hoá
...
2. Người kinh doanh vận tải hàng hoá có nghĩa vụ:
a) Cung cấp phương tiện đúng loại, đúng địa điểm; bảo quản hàng hoá trong quá trình vận tải và giao hàng hoá cho người nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng;
b) Thông báo cho người thuê vận tải biết thời gian phương tiện đến cảng, bến và thời gian phương tiện đã làm xong thủ tục vào cảng, bến. Thời điểm thông báo do các bên thoả thuận trong hợp đồng;
c) Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hoá trên phương tiện;
d) Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần hàng hoá xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này.
Căn cứ trên quy định người kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần hàng hoá xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, cụ thể:
Miễn bồi thường
1. Người kinh doanh vận tải được miễn bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi trong các trường hợp sau đây:
a) Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi hoặc hao hụt ở mức cho phép;
b) Do việc bắt giữ hoặc cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phương tiện, hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng;
d) Do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc người áp tải hàng hoá.
2. Người thuê vận tải được miễn bồi thường vi phạm hợp đồng trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa cho người thuê vận tải được tính thời điểm từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng nếu trong quá trình vận tải có xảy ra mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần hàng hoá.
Người kinh doanh vận tải khi phát hiện hàng hóa có hiện tượng tự bốc cháy trong quá trình vận tải hàng hóa đường thủy nội địa thì phải xử lý như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Giải quyết các phát sinh trong quá trình vận tải
1. Trường hợp phát hiện hàng hóa có hiện tượng tự bốc cháy, rò rỉ, đổ vỡ thì người kinh doanh vận tải phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người, hàng hóa và phương tiện, kể cả việc phải dỡ bỏ một phần hay toàn bộ hàng hóa; đồng thời phải lập biên bản có xác nhận của người áp tải (nếu có người đi áp tải hàng hóa), chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc Cảnh sát giao thông đường thủy hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc Cảng vụ hàng hải (sau đây gọi chung là Cảng vụ) nơi xảy ra phát sinh và thông báo cho người thuê vận tải biết. Chi phí phát sinh do bên có lỗi chịu trách nhiệm. Nếu các bên không có lỗi hoặc do nguyên nhân bất khả kháng thì chi phí và thiệt hại phát sinh của bên nào do bên đó tự chịu trách nhiệm.
2. Trường hợp phát hiện hàng hóa không đúng với kê khai của người thuê vận tải
a) Phát hiện trước khi vận tải: nếu là hàng hóa thuộc loại nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu thông thì phải đưa lên bờ và người kinh doanh vận tải phải thông báo cho Cảng vụ hoặc hoặc cơ quan có thẩm quyền biết để xử lý theo quy định của pháp luật. Người thuê vận tải phải chịu trách nhiệm và thanh toán mọi chi phí phát sinh;
b) Phát hiện trên đường vận tải: nếu là hàng hóa thông thường thì người kinh doanh vận tải thông báo cho người thuê vận tải biết và tiếp tục vận tải đến nơi trả hàng, mọi chi phí phát sinh (nếu có) người thuê vận tải phải thanh toán; nếu là hàng hóa thuộc loại nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu thông thì người kinh doanh vận tải thông báo cho người thuê vận tải biết để giải quyết; người thuê vận tải phải thanh toán các chi phí và tổn thất phát sinh cho người kinh doanh vận tải và phải chịu mọi chi phí khác do vận chuyển hàng nguy hiểm gây ra, đồng thời người kinh doanh vận tải thông báo cho Cảng vụ hoặc cơ quan có thẩm quyền tại cảng, bến nơi đến biết để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Phương tiện vận tải bị trưng dụng do lệnh của cơ quan có thẩm quyền thì thuyền trưởng, người lái phương tiện phải thông báo cho người kinh doanh vận tải, người thuê vận tải biết để phối hợp thực hiện. Những phát sinh do phương tiện bị trưng dụng được giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ trên quy định trường hợp phát hiện hàng hóa có hiện tượng tự bốc cháy thì người kinh doanh vận tải phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người, hàng hóa và phương tiện, kể cả việc phải dỡ bỏ một phần hay toàn bộ hàng hóa.
Đồng thời phải lập biên bản có xác nhận của người áp tải (nếu có người đi áp tải hàng hóa), chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc Cảnh sát giao thông đường thủy hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc Cảng vụ hàng hải (sau đây gọi chung là Cảng vụ) nơi xảy ra phát sinh và thông báo cho người thuê vận tải biết.
Chi phí phát sinh do bên có lỗi chịu trách nhiệm. Nếu các bên không có lỗi hoặc do nguyên nhân bất khả kháng thì chi phí và thiệt hại phát sinh của bên nào do bên đó tự chịu trách nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?